Mở đầu cho loạt xế hộp "ế khách" tại Việt Nam là chiếc SUV Mekong Pronto đã ra mắt từ 11 năm trước. Đây là sản phẩm của tập đoàn Pyeonghwa Motors Corp (PMC) Hàn Quốc, sử dụng động cơ Mitsubishi hoặc Isuzu do Mekong Auto lắp ráp tại Việt Nam. Xe có giá rẻ nhưng và nội thất khá hiện đại.Tuy nhiên, mẫu xe này bị khách hàng phàn nàn do chất lượng lắp ráp cùng độ bền quá kém, trong khi giá phụ tùng cao. Kiểu dáng của chiếc xe cũng không được ưa chuộng do thiết kế "dở ông dở thằng".Xe sở hữu ngoại thất vuông vức như những chiếc xe từ thập niên 80 trong khi có phần đầu "nhái" chiếc Toyota Prado thời thượng lúc đó. Doanh số 55 chiếc bán được trong năm 2015 vẫn có thể coi là một thành công lớn của chiếc xe lạc hậu này.Không giống như "làn sóng" xe máy Trung Quốc vào đầu Thế kỷ 21, tất cả các thương hiệu xe hơi Trung Quốc đã từng bước chân vào Việt Nam như Changan, Lifan, Chery... đều đã phải nhanh chóng "rút lui" chỉ sau vài năm do quá "ế khách".Không giống như xe máy, những tiêu chí được khách hàng Việt đưa ra rất khác khi họ đòi hỏi chiếc xe phải có độ bền; phụ tùng dễ kiếm với giá rẻ và đặc biệt là tính thanh khoản cao, bán lại dễ dàng - những yếu tố không hề có trên những mẫu xe Trung Quốc.Gần đây nhất, thị trường Việt đã đón chào thương hiệu xe Trung Quốc BAIC vào tháng 10/2015. Tuy nhiên kể từ đó tới nay, BAIC hoàn toàn không có bất kỳ tín hiệu khả quan nào tại thị trường ôtô Việt được thông báo, chính vì vậy nhiều chuyên gia cho rằng "ngày tàn" của thương hiệu này ở Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.Không giống như Mekong hay các hãng xe Trung Quốc, nhiều thương hiệu xe tại Việt Nam đã thực sự sản xuất ra được những chiếc xe tiện nghi, chất lượng và có giá rẻ nhưng vẫn không tìm được khách hàng do có thương hiệu không nổi tiếng. Trong đó ví dụ rõ nét nhất đó là Samsung.Samsung vốn nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ tại Việt Nam, và hãng cũng đồng thời liên kết sản xuất ôtô với liên minh Renault - Nissan. Hiện nay 2 dòng sản phẩm của Samsung tại Việt Nam là sedan SM3 và crossover QM5 chính là những chiếc Renault Fluence và Renault Koleos đổi logo và một chút thiết kế.Chúng có giá bán từ 685 đến 965 triệu đồng, nhưng không thể cạnh tranh với các đối thủ cùng tầm giá từ Hàn Quốc hay Nhật như Kia, Mazda hay Hyundai... Bên cạnh Samsung là một tên tuổi "chìm" ngay cả trên thị trường Thế giới, nhiều hãng xe rất nổi tiếng cũng bán khó do tên tuổi không quen thuộc với khách Việt như Volkswagen hay Renault.Ngay cả khi có thương hiệu mạnh, một mẫu xe cũng có thể thất bại "thảm hại" do hãng sản xuất không đánh giá đúng thị trường. Toyota đã học được bài học này khi giới thiệu chiếc xe thể thao 86 tại Việt Nam cách đây 4 năm. Trên Thế giới, Toyota 86 là một mẫu xe thể thao rất được ưa chuộng do bền bỉ, kiểu dáng đẹp và rất dễ độ.Tuy nhiên kể từ khi ra mắt, số lượng của dòng xe thể thao Toyota 86 được bán ra ở Việt Nam cũng chỉ có thể đếm được trong khoảng ngón tay, do nhu cầu của khách hàng đối với xe thể thao còn rất ít.Bên cạnh đó với mức giá 1,6 tỷ đồng, những người yêu thích cảm giác lái thể thao có thể tìm tới BMW 3 Series mạnh mẽ hơn, tiện dụng hơn thay vì lựa chon Toyota 86 với công suất chỉ 200 mã lực, hàng ghế sau gần như "vô dụng" và nội thất thiếu tiện nghi.
Mở đầu cho loạt xế hộp "ế khách" tại Việt Nam là chiếc SUV Mekong Pronto đã ra mắt từ 11 năm trước. Đây là sản phẩm của tập đoàn Pyeonghwa Motors Corp (PMC) Hàn Quốc, sử dụng động cơ Mitsubishi hoặc Isuzu do Mekong Auto lắp ráp tại Việt Nam. Xe có giá rẻ nhưng và nội thất khá hiện đại.
Tuy nhiên, mẫu xe này bị khách hàng phàn nàn do chất lượng lắp ráp cùng độ bền quá kém, trong khi giá phụ tùng cao. Kiểu dáng của chiếc xe cũng không được ưa chuộng do thiết kế "dở ông dở thằng".
Xe sở hữu ngoại thất vuông vức như những chiếc xe từ thập niên 80 trong khi có phần đầu "nhái" chiếc Toyota Prado thời thượng lúc đó. Doanh số 55 chiếc bán được trong năm 2015 vẫn có thể coi là một thành công lớn của chiếc xe lạc hậu này.
Không giống như "làn sóng" xe máy Trung Quốc vào đầu Thế kỷ 21, tất cả các thương hiệu xe hơi Trung Quốc đã từng bước chân vào Việt Nam như Changan, Lifan, Chery... đều đã phải nhanh chóng "rút lui" chỉ sau vài năm do quá "ế khách".
Không giống như xe máy, những tiêu chí được khách hàng Việt đưa ra rất khác khi họ đòi hỏi chiếc xe phải có độ bền; phụ tùng dễ kiếm với giá rẻ và đặc biệt là tính thanh khoản cao, bán lại dễ dàng - những yếu tố không hề có trên những mẫu xe Trung Quốc.
Gần đây nhất, thị trường Việt đã đón chào thương hiệu xe Trung Quốc BAIC vào tháng 10/2015. Tuy nhiên kể từ đó tới nay, BAIC hoàn toàn không có bất kỳ tín hiệu khả quan nào tại thị trường ôtô Việt được thông báo, chính vì vậy nhiều chuyên gia cho rằng "ngày tàn" của thương hiệu này ở Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.
Không giống như Mekong hay các hãng xe Trung Quốc, nhiều thương hiệu xe tại Việt Nam đã thực sự sản xuất ra được những chiếc xe tiện nghi, chất lượng và có giá rẻ nhưng vẫn không tìm được khách hàng do có thương hiệu không nổi tiếng. Trong đó ví dụ rõ nét nhất đó là Samsung.
Samsung vốn nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ tại Việt Nam, và hãng cũng đồng thời liên kết sản xuất ôtô với liên minh Renault - Nissan. Hiện nay 2 dòng sản phẩm của Samsung tại Việt Nam là sedan SM3 và crossover QM5 chính là những chiếc Renault Fluence và Renault Koleos đổi logo và một chút thiết kế.
Chúng có giá bán từ 685 đến 965 triệu đồng, nhưng không thể cạnh tranh với các đối thủ cùng tầm giá từ Hàn Quốc hay Nhật như Kia, Mazda hay Hyundai... Bên cạnh Samsung là một tên tuổi "chìm" ngay cả trên thị trường Thế giới, nhiều hãng xe rất nổi tiếng cũng bán khó do tên tuổi không quen thuộc với khách Việt như Volkswagen hay Renault.
Ngay cả khi có thương hiệu mạnh, một mẫu xe cũng có thể thất bại "thảm hại" do hãng sản xuất không đánh giá đúng thị trường. Toyota đã học được bài học này khi giới thiệu chiếc xe thể thao 86 tại Việt Nam cách đây 4 năm. Trên Thế giới, Toyota 86 là một mẫu xe thể thao rất được ưa chuộng do bền bỉ, kiểu dáng đẹp và rất dễ độ.
Tuy nhiên kể từ khi ra mắt, số lượng của dòng xe thể thao Toyota 86 được bán ra ở Việt Nam cũng chỉ có thể đếm được trong khoảng ngón tay, do nhu cầu của khách hàng đối với xe thể thao còn rất ít.
Bên cạnh đó với mức giá 1,6 tỷ đồng, những người yêu thích cảm giác lái thể thao có thể tìm tới BMW 3 Series mạnh mẽ hơn, tiện dụng hơn thay vì lựa chon Toyota 86 với công suất chỉ 200 mã lực, hàng ghế sau gần như "vô dụng" và nội thất thiếu tiện nghi.