Mất phanh xe ôtô là hiện tượng hệ thống phanh/hãm của xe mất tác dụng không còn khả năng làm giảm tốc độ của xe, hãm hay dừng xe.Thường thì xe tải chỉ được trang bị hệ thống phanh tiêu chuẩn như hệ thống phanh thủy lực hoặc phanh khí nén có trợ lực chân không. Còn những dòng xe khách được trang bị thêm hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS và phân phối lực phanh EBD.Dòng xe du lịch (các hãng xe có thương hiệu) thường được trang bị hệ thống an toàn cao cấp hơn những dòng xe tải và xe khách như: Hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS, Phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA, Hệ thống cân bằng điện tử ESP và một số dòng xe còn được trang bị chức năng hỗ trợ xuống dốc (hỗ trợ đổ dốc).Hiện tượng mất phanh xe rất ít khi xảy ra, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ xe nào. Trọng lượng và tốc độ của xe ảnh hưởng rất lớn đến lực phanh của hệ thống phanh. Trọng lượng càng lớn, tốc độ càng cao thì quãng đường phanh (quãng đường dừng xe) càng lớn.Những xe vận hành đường dài, đường đèo dốc sẽ dễ bị mất phanh hơn vì người lái xe hay phải sử dụng phanh nhiều hơn. Có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng “mất phanh” nhưng lý do chính là hệ thống phanh trên xe không đạt tiêu chuẩn an toàn do không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, má phanh có thể bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị dò rỉ…Ngoài ra cách người chủ của chiếc xe ôtô sử dụng chân phanh quá nhiều và đạp phanh kéo dài khi đi đường đèo dốc cũng làm cho hệ thống phanh bị quá nhiệt (quá nóng) gây ra hiện tượng bị cháy phanh thậm trí làm lộn CUPEN xy lanh phanh khi đạp phanh mạnh, gấp.Chính vì vậy, trong qúa trình sử dụng xe ôtô - người sử dụng xe phải đảm bảo đúng chế độ bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất. Đặc biệt trước các chuyến đường dài hay đường đèo dốc, xe cần phải được kiểm tra kỹ hệ thống an toàn nói chung và hệ thống phanh nói riêng.Khi vận hành trên đường đèo dốc phải đảm bảo tốc độ an toàn và chọn đi ở số thấp, sử dụng chân phanh nhấp nhả nhẹ nhàng để giảm tốc, không đạp phanh kéo dài gây nóng và cháy phanh.Video: Xử lý sự cố bó phanh hơi looke trên xe tải.
Mất phanh xe ôtô là hiện tượng hệ thống phanh/hãm của xe mất tác dụng không còn khả năng làm giảm tốc độ của xe, hãm hay dừng xe.
Thường thì xe tải chỉ được trang bị hệ thống phanh tiêu chuẩn như hệ thống phanh thủy lực hoặc phanh khí nén có trợ lực chân không. Còn những dòng xe khách được trang bị thêm hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS và phân phối lực phanh EBD.
Dòng xe du lịch (các hãng xe có thương hiệu) thường được trang bị hệ thống an toàn cao cấp hơn những dòng xe tải và xe khách như: Hệ thống chống bó/hãm cứng phanh ABS, Phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA, Hệ thống cân bằng điện tử ESP và một số dòng xe còn được trang bị chức năng hỗ trợ xuống dốc (hỗ trợ đổ dốc).
Hiện tượng mất phanh xe rất ít khi xảy ra, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ xe nào. Trọng lượng và tốc độ của xe ảnh hưởng rất lớn đến lực phanh của hệ thống phanh. Trọng lượng càng lớn, tốc độ càng cao thì quãng đường phanh (quãng đường dừng xe) càng lớn.
Những xe vận hành đường dài, đường đèo dốc sẽ dễ bị mất phanh hơn vì người lái xe hay phải sử dụng phanh nhiều hơn. Có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng “mất phanh” nhưng lý do chính là hệ thống phanh trên xe không đạt tiêu chuẩn an toàn do không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, má phanh có thể bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị dò rỉ…
Ngoài ra cách người chủ của chiếc xe ôtô sử dụng chân phanh quá nhiều và đạp phanh kéo dài khi đi đường đèo dốc cũng làm cho hệ thống phanh bị quá nhiệt (quá nóng) gây ra hiện tượng bị cháy phanh thậm trí làm lộn CUPEN xy lanh phanh khi đạp phanh mạnh, gấp.
Chính vì vậy, trong qúa trình sử dụng xe ôtô - người sử dụng xe phải đảm bảo đúng chế độ bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất. Đặc biệt trước các chuyến đường dài hay đường đèo dốc, xe cần phải được kiểm tra kỹ hệ thống an toàn nói chung và hệ thống phanh nói riêng.
Khi vận hành trên đường đèo dốc phải đảm bảo tốc độ an toàn và chọn đi ở số thấp, sử dụng chân phanh nhấp nhả nhẹ nhàng để giảm tốc, không đạp phanh kéo dài gây nóng và cháy phanh.
Video: Xử lý sự cố bó phanh hơi looke trên xe tải.