Hầu hết những người mê xe đều có thể ghi nhớ một vài thương hiệu ôtô và mẫu xe cụ thể được đặt tên theo người, ví như Ferrari Enzo và Mercedes. Một trường hợp hiếm người biết hơn là Dubonnet Hispano-Suiza H6B Xenia đời 1938. Chiếc xe đặc biệt này đã được mua và độ bởi Andre Dubonnet, một phi công người Pháp trong Thế Chiến I.Ông ấy cũng là một tay đua và là một nhà sáng chế, qua đó lý giải tại sao ông ấy đã độ khung gầm một chiếc Hispano-Suiza để tạo nên “Xenia”, chiếc xe đặt tên theo người vợ sớm qua đời sau khi hai người kết hôn. Cỗ máy đẹp đẽ và ý nghĩa này hiện tại đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Ô tô Mullin, nhưng bất kể những đường nét “gợi cảm” bên ngoài, điểm thực sự đặc biệt của chiếc xe này là nằm ở động cơ.Như lời giải thích của John Roth trong một đoạn video được chia sẻ lên kênh YouTube chính thức của viện bảo tàng, Xenia có trang bị một động cơ I6 dung tích 7.9 lít. Chi tiết khiến động cơ này đặc biệt vô cùng là bởi nó thực chất chỉ là một nửa của khối động cơ máy bay V12 Hispano-Suiza. Điều này không hề bất ngờ bởi thương hiệu xe Tây Ban Nha đã chuyển sự tập trung sang động cơ máy bay khi Thế Chiến I nổ ra.Động cơ này được bôi trơn áp suất, khiến nó có phần tân tiến so với mặt bằng chung thời đó. Nó có thiết kế “twin-plug”, và một duy nhất một trục cam phía trên, một đầu xi-lanh chảy ngang, bộ phân phối kép, một khối nhôm đú, và một bộ chế hòa khí có dòng khí đi lên.Tổng thể khối động cơ hoạt động chung với một hộp số sàn 4 cấp. Mặc dù chỉ sản sinh 160 mã lực, thân vỏ trơn mượt đã góp phần giúp xe đạt tốc độ tối đa khoảng 176 km/h.Kể từ đó cho tới nay, Hispano-Suiza đã trải qua nhiều sự thay đổi lớn, và hiện nay đang tập trung sản xuất siêu xe điện Carmen mà có hơn 1.000 mã lực – gấp đôi công suất của Porsche Carrera S. Xe mới chính là được truyền cảm hứng bởi Xenia và có một không gian nội thất hiện đại hóa toàn tập.Trong mẫu Xenia nguyên bản, nội thất rõ ràng là được truyền cảm hứng bởi ngành hàng không với những chi tiết hoàn thiện bằng kim loại, bảng đồng hồ tròn, và kính chắn gió bao quanh. Tuy nhiên, nó chỉ lắp đặt những gì cần thiết nhất, và duy nhất một ghế sau với không gian khá chật hẹp. Cho dù Carmen báo hiệu một khởi đầu mới cho thương hiệu kinh điển, chiếc xe 1938 với động cơ nửa máy bay ở đây đã chứng minh siêu xe Hispano Suiza đi trước thời đại tới đâu.Video: Dubonnet Hispano đời 1938 được trang bị động cơ máy bay V12.
Hầu hết những người mê xe đều có thể ghi nhớ một vài thương hiệu ôtô và mẫu xe cụ thể được đặt tên theo người, ví như Ferrari Enzo và Mercedes. Một trường hợp hiếm người biết hơn là Dubonnet Hispano-Suiza H6B Xenia đời 1938. Chiếc xe đặc biệt này đã được mua và độ bởi Andre Dubonnet, một phi công người Pháp trong Thế Chiến I.
Ông ấy cũng là một tay đua và là một nhà sáng chế, qua đó lý giải tại sao ông ấy đã độ khung gầm một chiếc Hispano-Suiza để tạo nên “Xenia”, chiếc xe đặt tên theo người vợ sớm qua đời sau khi hai người kết hôn. Cỗ máy đẹp đẽ và ý nghĩa này hiện tại đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Ô tô Mullin, nhưng bất kể những đường nét “gợi cảm” bên ngoài, điểm thực sự đặc biệt của chiếc xe này là nằm ở động cơ.
Như lời giải thích của John Roth trong một đoạn video được chia sẻ lên kênh YouTube chính thức của viện bảo tàng, Xenia có trang bị một động cơ I6 dung tích 7.9 lít. Chi tiết khiến động cơ này đặc biệt vô cùng là bởi nó thực chất chỉ là một nửa của khối động cơ máy bay V12 Hispano-Suiza. Điều này không hề bất ngờ bởi thương hiệu xe Tây Ban Nha đã chuyển sự tập trung sang động cơ máy bay khi Thế Chiến I nổ ra.
Động cơ này được bôi trơn áp suất, khiến nó có phần tân tiến so với mặt bằng chung thời đó. Nó có thiết kế “twin-plug”, và một duy nhất một trục cam phía trên, một đầu xi-lanh chảy ngang, bộ phân phối kép, một khối nhôm đú, và một bộ chế hòa khí có dòng khí đi lên.
Tổng thể khối động cơ hoạt động chung với một hộp số sàn 4 cấp. Mặc dù chỉ sản sinh 160 mã lực, thân vỏ trơn mượt đã góp phần giúp xe đạt tốc độ tối đa khoảng 176 km/h.
Kể từ đó cho tới nay, Hispano-Suiza đã trải qua nhiều sự thay đổi lớn, và hiện nay đang tập trung sản xuất siêu xe điện Carmen mà có hơn 1.000 mã lực – gấp đôi công suất của Porsche Carrera S. Xe mới chính là được truyền cảm hứng bởi Xenia và có một không gian nội thất hiện đại hóa toàn tập.
Trong mẫu Xenia nguyên bản, nội thất rõ ràng là được truyền cảm hứng bởi ngành hàng không với những chi tiết hoàn thiện bằng kim loại, bảng đồng hồ tròn, và kính chắn gió bao quanh. Tuy nhiên, nó chỉ lắp đặt những gì cần thiết nhất, và duy nhất một ghế sau với không gian khá chật hẹp. Cho dù Carmen báo hiệu một khởi đầu mới cho thương hiệu kinh điển, chiếc xe 1938 với động cơ nửa máy bay ở đây đã chứng minh siêu xe Hispano Suiza đi trước thời đại tới đâu.
Video: Dubonnet Hispano đời 1938 được trang bị động cơ máy bay V12.