Điều khiển xe không chính chủ bị phạt gấp đôi là tin "rởm"

Google News

(Kiến Thức) - Điều khiển xe không chính chủ không bị xử phạt khi kiểm tra hành chính, mà người cầm lái chỉ bị truy cứu trong trường hợp xe gây tai nạn hoặc có liên quan đến tranh chấp mua bán.

 
Mới đây, một số nguồn tin đã đưa ra các thông tin về việc điều khiển xe máy không chính chủ bị phạt gấp đôi so với mức phạt trước đây theo nghị định mới. Thế nhưng, đây là những thông tin không chính xác và gây hoang mang cho người sử dụng cũng như điều khiển xe nhất là với mô tô, xe máy.
Dieu khien xe khong chinh chu bi phat gap doi la tin
Điều khiển xe không chính chủ tham gia giao thông không bị xử phạt.
Theo luật có liên quan đến quy định sang tên và chuyển quyền sở hữu xe tại Khoản 3, Điều 6, Thông tư 15/2014/TT-BCA đã nêu:
Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe. Như vậy người mua phải làm thủ tục sang tên trong khoảng thời gian theo quy định. Nếu không thì sau này làm thủ tục gì liên quan đến đăng ký xe cũng bị phạt.
Theo đó mức phạt cũ đã nêu trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP vừa có hiệu lực từ năm 2020 thì số tiền phạt khi làm trái với quy định sang tên, đổi chủ xe trên có tăng như sau:
"Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
Ngoài ra khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường và bị dừng xe bởi lực lượng CSGT cũng sẽ không điều tra, xác minh về việc có làm thủ tục mua bán xe hay không. Việc xác minh để xử phạt hành vi này cũng chỉ được thực hiện khi chiếc xe liên quan đến tai nạn và khi làm thủ tục liên quan đến đăng ký xe.
Như vậy, luật pháp không có quy định cho người điều khiển xe chỉ được đi xe đứng tên mình mà chỉ yêu cầu sở hữu đầy đủ giấy tờ liên quan đến chiếc xe và bằng lái, bảo hiểm...
Thảo Nguyễn

>> xem thêm

Bình luận(0)