Dây an toàn ôtô là một trong những thiết bị nhằm bảo vệ người lái trong các trường hợp va chạm và tai nạn. Tác dụng của nó là cố định hành khách trên ghế ngồi, giúp bảo vệ thân của hành khách khỏi những sự dịch chuyển có thể gây ra chấn thương. Với vai trò tối quan trọng của mình, dây an toàn được coi là một trong những hệ thống bảo vệ chính cho hành khách bên trong xe hơi.Không chỉ giảm tối thiểu nguy cơ chấn thương hay tử vong khi xảy ra tai nạn do người ngồi trong xe va đập vào các chi tiết nội thất, dây an toàn còn có tác dụng giữ hành khách ở vị trí để túi khí có thể bảo vệ tối ưu. Đồng thời trong các trường hợp va chạm cực mạnh hoặc lật xe, nó cũng sẽ giữ cho hành khách không bị văng ra khỏi xe hoặc va đập bên trong cabin.Khi chiếc xe chuyển động, mọi vật trong xe, bao gồm cả hành khách sẽ di chuyển cùng với tốc độ với xe. Nếu như chiếc xe đột ngột dừng lại hoặc bị đâm, hành khách sẽ giữ nguyên tốc độ di chuyển trước tai nạn và văng về phía trước, trước khi bị cản lại bởi các chi tiết nội thất như lưng ghế, vô-lăng, bảng táp-lô và kính. Sự va chạm mạnh với những vật thể này mới là lý do chính dẫn tới những vết thương nặng và tử vong khi tai nạn ôtô.Dây an toàn được phát minh bởi kỹ sư người Anh George Cayley (ảnh) từ giữa Thế kỷ 19. Tuy nhiên phải tới ngày 10/2/1885, bằng phát minh đầu tiên về dây an toàn trên Thế giới đã được trao cho ông Edward J. Claghorn ở New York. Kể từ đó tới nay, dây an toàn liên tục được cải tiến bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau, khiến nó dần trở thành một trong những trang bị an toàn không thể thiếu trên xe hơi.Loại dây an toàn đơn giản nhất hiện vẫn còn được sử dụng là dây 2 điểm ngang thắt lưng, tương tự như dây trên máy bay. Tuy nhiên, loại dây này có nhược điểm là gần như không bảo vệ được nửa thân trên, đồng thời có thể khiến đốt sống thắt lưng bị gãy và gây ra liệt, thường được gọi là "hội chứng dây an toàn".Năm 1955, 2 người Mỹ Roger W. Griswold và Hugh DeHaven đã đăng ký bằng phát minh dành cho dây an toàn 3 điểm. Sau đó, loại dây này tiếp tục được nhà phát minh Thụy Điển Nils Bohlin hoàn thiện như ngày nay, và lắp lần đầu trên những chiếc Volvo đời 1959. So với dây an toàn 2 điểm, loại dây này còn có thêm một điểm bắt vòng qua vai để cố định nửa thân trên của hành khách.Hiện tại, dây an toàn 3 điểm đang là loại dây tiêu chuẩn trang bị trên xe hơi do cân bằng giữa sự tiện dụng, gọn gàng và độ bảo vệ an toàn. Trên những chiếc xe thể thao hiệu năng cao hoặc xe đua, loại dây an toàn 4 điểm thường được sử dụng với thêm 2 điểm bắt đằng sau ghế ngồi, bổ sung 2 đai giữ thân trên, đối xứng hai bên vai của hành khách. Đây cũng là loại dây an toàn đang được sử dụng cho nhiều loại ghế trẻ em.An toàn hơn nữa, những loại dây với 5 điểm bắt (thêm 1 điểm nằm giữa 2 chân người lái) và 6 điểm (4 điểm ở mặt dưới ghế giúp cố định hai đùi hành khách). Tuy nhiên do thao tác tháo lắp khá rườm rà nên các loại dây từ 4 điểm trở lên rất ít khi được trang bị cho xe dân dụng, vốn còn được thiết kế với yếu tố tiện dụng hàng ngày.Theo nhiều nghiên cứu từ trước tới nay đã chứng minh, dây an toàn cực kỳ hiệu quả trong trường hợp tai nạn khi nó có thể giảm tới 50% chấn thương dẫn tới tử vong. Hiện tại, mọi mẫu xe mới đều được trang bị sẵn dây an toàn. Trên các dòng xe hiện đại, dây an toàn còn được nối với các cảm biến ở phần đầu để tự động xiết chặt, giữ chắc hành khách khi tai nạn.Cùng với túi khí và thân xe với các vùng hấp thụ xung lực, dây đai an toàn là một trong những thiết bị bảo vệ tối quan trọng, không thể thiếu được trên xe hơi ngày nay. Với tầm quan trọng của dây an toàn, rất nhiều quốc gia trên Thế giới hiện đều có những bộ luật để bắt buộc người dân đeo dây an toàn khi ở trên xe.
Dây an toàn ôtô là một trong những thiết bị nhằm bảo vệ người lái trong các trường hợp va chạm và tai nạn. Tác dụng của nó là cố định hành khách trên ghế ngồi, giúp bảo vệ thân của hành khách khỏi những sự dịch chuyển có thể gây ra chấn thương. Với vai trò tối quan trọng của mình, dây an toàn được coi là một trong những hệ thống bảo vệ chính cho hành khách bên trong xe hơi.
Không chỉ giảm tối thiểu nguy cơ chấn thương hay tử vong khi xảy ra tai nạn do người ngồi trong xe va đập vào các chi tiết nội thất, dây an toàn còn có tác dụng giữ hành khách ở vị trí để túi khí có thể bảo vệ tối ưu. Đồng thời trong các trường hợp va chạm cực mạnh hoặc lật xe, nó cũng sẽ giữ cho hành khách không bị văng ra khỏi xe hoặc va đập bên trong cabin.
Khi chiếc xe chuyển động, mọi vật trong xe, bao gồm cả hành khách sẽ di chuyển cùng với tốc độ với xe. Nếu như chiếc xe đột ngột dừng lại hoặc bị đâm, hành khách sẽ giữ nguyên tốc độ di chuyển trước tai nạn và văng về phía trước, trước khi bị cản lại bởi các chi tiết nội thất như lưng ghế, vô-lăng, bảng táp-lô và kính. Sự va chạm mạnh với những vật thể này mới là lý do chính dẫn tới những vết thương nặng và tử vong khi tai nạn ôtô.
Dây an toàn được phát minh bởi kỹ sư người Anh George Cayley (ảnh) từ giữa Thế kỷ 19. Tuy nhiên phải tới ngày 10/2/1885, bằng phát minh đầu tiên về dây an toàn trên Thế giới đã được trao cho ông Edward J. Claghorn ở New York. Kể từ đó tới nay, dây an toàn liên tục được cải tiến bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau, khiến nó dần trở thành một trong những trang bị an toàn không thể thiếu trên xe hơi.
Loại dây an toàn đơn giản nhất hiện vẫn còn được sử dụng là dây 2 điểm ngang thắt lưng, tương tự như dây trên máy bay. Tuy nhiên, loại dây này có nhược điểm là gần như không bảo vệ được nửa thân trên, đồng thời có thể khiến đốt sống thắt lưng bị gãy và gây ra liệt, thường được gọi là "hội chứng dây an toàn".
Năm 1955, 2 người Mỹ Roger W. Griswold và Hugh DeHaven đã đăng ký bằng phát minh dành cho dây an toàn 3 điểm. Sau đó, loại dây này tiếp tục được nhà phát minh Thụy Điển Nils Bohlin hoàn thiện như ngày nay, và lắp lần đầu trên những chiếc Volvo đời 1959. So với dây an toàn 2 điểm, loại dây này còn có thêm một điểm bắt vòng qua vai để cố định nửa thân trên của hành khách.
Hiện tại, dây an toàn 3 điểm đang là loại dây tiêu chuẩn trang bị trên xe hơi do cân bằng giữa sự tiện dụng, gọn gàng và độ bảo vệ an toàn. Trên những chiếc xe thể thao hiệu năng cao hoặc xe đua, loại dây an toàn 4 điểm thường được sử dụng với thêm 2 điểm bắt đằng sau ghế ngồi, bổ sung 2 đai giữ thân trên, đối xứng hai bên vai của hành khách. Đây cũng là loại dây an toàn đang được sử dụng cho nhiều loại ghế trẻ em.
An toàn hơn nữa, những loại dây với 5 điểm bắt (thêm 1 điểm nằm giữa 2 chân người lái) và 6 điểm (4 điểm ở mặt dưới ghế giúp cố định hai đùi hành khách). Tuy nhiên do thao tác tháo lắp khá rườm rà nên các loại dây từ 4 điểm trở lên rất ít khi được trang bị cho xe dân dụng, vốn còn được thiết kế với yếu tố tiện dụng hàng ngày.
Theo nhiều nghiên cứu từ trước tới nay đã chứng minh, dây an toàn cực kỳ hiệu quả trong trường hợp tai nạn khi nó có thể giảm tới 50% chấn thương dẫn tới tử vong. Hiện tại, mọi mẫu xe mới đều được trang bị sẵn dây an toàn. Trên các dòng xe hiện đại, dây an toàn còn được nối với các cảm biến ở phần đầu để tự động xiết chặt, giữ chắc hành khách khi tai nạn.
Cùng với túi khí và thân xe với các vùng hấp thụ xung lực, dây đai an toàn là một trong những thiết bị bảo vệ tối quan trọng, không thể thiếu được trên xe hơi ngày nay. Với tầm quan trọng của dây an toàn, rất nhiều quốc gia trên Thế giới hiện đều có những bộ luật để bắt buộc người dân đeo dây an toàn khi ở trên xe.