Tại vòng chung kết của cuộc thi biểu diễn môtô Motul Stunt Fest 2016, đã có tổng cộng 10 thí sinh đã được tuyển chọn từ các vòng đấu loại ở Hà Nội và TP.HCM.Tuy nhiên ngay trong ngày đầu tiên thi đấu (5/3/2015), đã có một thí sinh không tham gia thi đấu vì lý do cá nhân. Ở ngày cuối thi đấu, số lượng thí sinh tham gia thi lại tiếp tục bị giảm xuống do một số stunter đã bỏ cuộc.Năm nay, các stunter tại Việt Nam vẫn đem tới cho khán giả các kỹ thuật quen thuộc như wheelie (bốc đầu), stoppie (bốc đuôi), Biscuit Eater (bốc đuôi với chân vắt lên tay lái), donut (đốt lốp theo vòng tròn), burnout (đốt lốp), switchback (ngồi ngược lái xe), drift và acrobatics (liên tục đổi các tư thế khác thường khi điều khiển xe).Tuy nhiên nhìn chung, trình độ của các stunter tham gia vào vòng chung kết năm nay đã có sự tiến bộ rõ rệt so với các năm trước. Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc nhiều stunter có thể liên tiếp thực hiện các kỹ thuật khó cùng một lúc như switchback burnout, acrobatics wheelie...Số lượng những cú ngã của các thí sinh đã giảm rất ít, mặc dù trong ngày đầu tiên thi đấu, trời Hà Nội mưa phùn khiến cho mặt sân lát gạch trở nên rất trơn trượt.Những cú ngã cũng không để lại bất cứ chấn thương nào cho các vận động viên khi họ có thể ngay lập tức dựng xe dậy và tiếp tục cống hiến cho khán giả các kỹ thuật đẹp mắt.Về xe thi đấu, dù thể lệ tham gia không giới hạn về loại xe nhưng gần như tất cả các thí sinh đều sử dụng xe có khung dạng backbone, bình xăng nằm ở trước người lái.Trong đó, dòng minibike Honda MSX 125 được khá nhiều các stunter lựa chọn do có giá thành và giá phụ tùng thay thể rẻ, trọng lượng nhỏ, khả năng điều khiển linh hoạt nhờ có kích thước "mini"... Cao cấp hơn là những chiếc xe như Yamaha FZ-S hay KTM Duke.Tuy nhiên, năm nay cũng có tới 2 thí sinh lọt vào vòng chung kết sử dụng loại xe số côn tay phổ thông Yamaha Exciter với cơ cấu khung dạng underbone. Thiết kế này đã chứng tỏ sự hạn chế so với các loại xe khung backbone do việc không có bình xăng phía trước khiến stunter khó có thể thực hiện được các kỹ thuật acrobatics.Chính vì vậy, cả 2 stunter sử dụng Exciter đều bỏ cuộc vào cuối ngày thứ 2 thi đấu sau khi nhận được số điểm thấp của ban giám khảo. Những kỹ thuật họ thực hiện thường là wheelie, burnout, drift và donut.Mẫu xe "khủng" nhất" của thí sinh tham gia thi đấu là chiếc Kawasaki ZX-6R của stunter nổi tiếng Ngô Nguyễn Anh Tuấn (ViettuanGC). Chiếc xe này đã được anh Tuấn độ lại với các chi tiết "thửa riêng" giống xe của các stunter nước ngoài làm giám khảo.Có công suất lớn hơn rất nhiều so với xe của các thí sinh khác, ViettuanGC có thể dê dàng thực hiện được các kỹ thuật như drift hay donut. Anh là thí sinh duy nhất có thể burnout ra khói trong ngày đầu tiên dù mặt sân ướt, khiến cho khán giả cảm thấy cực kỳ phấn khích.Ngoài ra, với kinh nghiệm nhiều năm tập luyện bộ môn Stunt, ViettuanGC cũng có thể thực hiện được các kỹ thuật acrobatics rất khó.Với kinh nghiệm nhiều năm thi đấu và dẫn đầu tại Motul Stunt Fest, nhiều người đã dự đoán rằng anh sẽ tiếp tục vô địch trong giải năm 2016 này.Tuy nhiên, số điểm cuối cùng của ban giám khảo sau 4 buổi thi đấu đã khiến tất cả bất ngờ khi anh chỉ đứng thứ 2.Năm nay, chiếc cúp vàng của nhà vô địch Motul Stunt Fest đã được trao cho stunter Nguyễn Tuấn Anh, điều khiển xe KTM Duke và chơi trong CLB Hanoi Stunt Rider.Tuấn Anh không phải là người duy nhất trong Hanoi Stunt Rider chiếm vị trí cao tại giải năm nay, khi đứng thứ 3 cũng là một thành viên của CLB - stunter Nguyễn Quốc Hưng với chiếc Honda MSX 125 tem đấu Redbull đã quen thuộc với khán giả từ Motul Stunt Fest 2015.Sau 2 ngày tranh tài, cuộc thi Motul Stunt Fest 2016 đã khép lại cực kỳ thành công. Với những kinh nghiệm đã thu được tại cuộc thi năm nay, hy vọng các stunter Việt sẽ tiếp tục quay trở lại vào cuộc thi năm sau với sự chuyên nghiệp ngày càng nâng cao, từng bước đưa phong trào chơi stunt tại Việt Nam gần hơn với các nước bạn.
Tại vòng chung kết của cuộc thi biểu diễn môtô Motul Stunt Fest 2016, đã có tổng cộng 10 thí sinh đã được tuyển chọn từ các vòng đấu loại ở Hà Nội và TP.HCM.
Tuy nhiên ngay trong ngày đầu tiên thi đấu (5/3/2015), đã có một thí sinh không tham gia thi đấu vì lý do cá nhân. Ở ngày cuối thi đấu, số lượng thí sinh tham gia thi lại tiếp tục bị giảm xuống do một số stunter đã bỏ cuộc.
Năm nay, các stunter tại Việt Nam vẫn đem tới cho khán giả các kỹ thuật quen thuộc như wheelie (bốc đầu), stoppie (bốc đuôi), Biscuit Eater (bốc đuôi với chân vắt lên tay lái), donut (đốt lốp theo vòng tròn), burnout (đốt lốp), switchback (ngồi ngược lái xe), drift và acrobatics (liên tục đổi các tư thế khác thường khi điều khiển xe).
Tuy nhiên nhìn chung, trình độ của các stunter tham gia vào vòng chung kết năm nay đã có sự tiến bộ rõ rệt so với các năm trước. Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc nhiều stunter có thể liên tiếp thực hiện các kỹ thuật khó cùng một lúc như switchback burnout, acrobatics wheelie...
Số lượng những cú ngã của các thí sinh đã giảm rất ít, mặc dù trong ngày đầu tiên thi đấu, trời Hà Nội mưa phùn khiến cho mặt sân lát gạch trở nên rất trơn trượt.
Những cú ngã cũng không để lại bất cứ chấn thương nào cho các vận động viên khi họ có thể ngay lập tức dựng xe dậy và tiếp tục cống hiến cho khán giả các kỹ thuật đẹp mắt.
Về xe thi đấu, dù thể lệ tham gia không giới hạn về loại xe nhưng gần như tất cả các thí sinh đều sử dụng xe có khung dạng backbone, bình xăng nằm ở trước người lái.
Trong đó, dòng minibike Honda MSX 125 được khá nhiều các stunter lựa chọn do có giá thành và giá phụ tùng thay thể rẻ, trọng lượng nhỏ, khả năng điều khiển linh hoạt nhờ có kích thước "mini"... Cao cấp hơn là những chiếc xe như Yamaha FZ-S hay KTM Duke.
Tuy nhiên, năm nay cũng có tới 2 thí sinh lọt vào vòng chung kết sử dụng loại xe số côn tay phổ thông Yamaha Exciter với cơ cấu khung dạng underbone. Thiết kế này đã chứng tỏ sự hạn chế so với các loại xe khung backbone do việc không có bình xăng phía trước khiến stunter khó có thể thực hiện được các kỹ thuật acrobatics.
Chính vì vậy, cả 2 stunter sử dụng Exciter đều bỏ cuộc vào cuối ngày thứ 2 thi đấu sau khi nhận được số điểm thấp của ban giám khảo. Những kỹ thuật họ thực hiện thường là wheelie, burnout, drift và donut.
Mẫu xe "khủng" nhất" của thí sinh tham gia thi đấu là chiếc Kawasaki ZX-6R của stunter nổi tiếng Ngô Nguyễn Anh Tuấn (ViettuanGC). Chiếc xe này đã được anh Tuấn độ lại với các chi tiết "thửa riêng" giống xe của các stunter nước ngoài làm giám khảo.
Có công suất lớn hơn rất nhiều so với xe của các thí sinh khác, ViettuanGC có thể dê dàng thực hiện được các kỹ thuật như drift hay donut. Anh là thí sinh duy nhất có thể burnout ra khói trong ngày đầu tiên dù mặt sân ướt, khiến cho khán giả cảm thấy cực kỳ phấn khích.
Ngoài ra, với kinh nghiệm nhiều năm tập luyện bộ môn Stunt, ViettuanGC cũng có thể thực hiện được các kỹ thuật acrobatics rất khó.
Với kinh nghiệm nhiều năm thi đấu và dẫn đầu tại Motul Stunt Fest, nhiều người đã dự đoán rằng anh sẽ tiếp tục vô địch trong giải năm 2016 này.
Tuy nhiên, số điểm cuối cùng của ban giám khảo sau 4 buổi thi đấu đã khiến tất cả bất ngờ khi anh chỉ đứng thứ 2.
Năm nay, chiếc cúp vàng của nhà vô địch Motul Stunt Fest đã được trao cho stunter Nguyễn Tuấn Anh, điều khiển xe KTM Duke và chơi trong CLB Hanoi Stunt Rider.
Tuấn Anh không phải là người duy nhất trong Hanoi Stunt Rider chiếm vị trí cao tại giải năm nay, khi đứng thứ 3 cũng là một thành viên của CLB - stunter Nguyễn Quốc Hưng với chiếc Honda MSX 125 tem đấu Redbull đã quen thuộc với khán giả từ Motul Stunt Fest 2015.
Sau 2 ngày tranh tài, cuộc thi Motul Stunt Fest 2016 đã khép lại cực kỳ thành công. Với những kinh nghiệm đã thu được tại cuộc thi năm nay, hy vọng các stunter Việt sẽ tiếp tục quay trở lại vào cuộc thi năm sau với sự chuyên nghiệp ngày càng nâng cao, từng bước đưa phong trào chơi stunt tại Việt Nam gần hơn với các nước bạn.