Anh Trần Văn Tuấn sống tại TP HCM chính là người đã phát minh ra hệ thống sạc điện mặt trời cho Vinfast VF8. Theo chia sẻ của tác giả, anh là một người rất yêu thích các mẫu xe điện của nhà sản xuất VinFast. Hiện tại anh đang sở hữu một chiếc xe máy điện và ôtô điện tới từ thương hiệu Việt.Anh chia sẻ: "Hồi trước đi E34, mình lắp dàn 4kwp điện mặt trời, vừa đủ nhu cầu đi hàng ngày 40km (cắm 4h buổi sáng đủ đi trong ngày). Lên đời xe SUV điện Vinfast VF8 sạc nhà bị hao phí nhiều quá (1.3kw/h) nên không đủ điện. Chờ Vinfast fix thì lâu quá với lại cũng ko chắc fix được không, nên mình lắp thêm 7 tấm 540wp nữa. Trời nắng nhẹ sinh được 5.4kwp điện mỗi giờ. Đủ để cắm cục sạc 3.3kw zin của VF8."Theo đó, để tiết kiệm chi phí sử dụng điện gia đình anh Tuấn đã nghĩ ra giải pháp sử dụng nguồn năng mặt trời để làm hệ thống sạc điện tại gia. Cụ thể anh đã lắp đặt trên mái nhà 10 tấm pin 450W, lượng điện mỗi ngày mà hệ thống pin này thu được từ năng lượng mặt trời là khoảng 18 kW đến 24 kW, đáp ứng được cả nhu cầu sạc pin xe điện và sử dụng một số thiết bị điện gia đình.Anh Tuấn cho biết, có 2 loại thiết bị điện mặt trời. Đó là loại có lưu trữ và không lưu trữ. Đối với loại không lưu trữ, chi phí lắp đặt sẽ rẻ hơn và có thời gian hoàn vốn đầu tư nhanh, chỉ trong khoảng 2-3 năm. Độ bền của pin mặt trời lên đến 20-30 năm. Tuy nhiên, loại điện mặt trời không lưu trữ đòi hỏi phải sạc xe điện vào ban ngày.Trong khi đó loại có lưu trữ có chi phí cao hơn, bằng khoảng 3/4 chi phí cho pin mặt trời. Thời gian hoàn vốn của loại này ước tính lên tới 5 năm trong khi tuổi thọ của bộ lưu trữ chỉ khoảng 10 năm. Tuy nhiên, dòng này có ưu điểm là có thể sạc xe vào ban đêm và tận dụng được triệt để điện sinh ra từ tấm pin mặt trời.Hiện anh Tuấn đang sử dụng loại hệ thống điện mặt trời không lưu trữ. Theo đó, mỗi ngày anh sạc xe điện VinFast VF8 hết 4 tiếng vào buổi sáng, đủ để anh di chuyển 40km trong một ngày. Quãng đường đi được hàng tháng rơi vào khoảng 1.200 km. Do tính chất của công việc, anh chỉ sử dụng xe sau 11h trưa, nên việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời này vừa thuận tiện lại vừa giúp anh tiết kiệm được chi phí sạc điện. Theo tính toán của anh Tuấn, tổng điện tiêu dùng hàng tháng của chiếc VF8 khoảng 1.000 kW, tương đương khoảng 3 triệu đồng tiền điện.Khi lắp điện mặt trời, số điện lấy từ điện lưới EVN là 480 kW, tương đương khoảng 1,2 triệu đồng. Như vậy, anh Tuấn tiết kiệm được khoảng 1,8 triệu đồng/tháng. Chi phí để lắp đặt hệ thống sạc điện mặt trời được anh Tuấn chia sẻ là vào khoảng 31,5 triệu đồng (chưa tính một số chi phí vặt phát sinh). Anh cũng giải thích rõ, anh may mắn mua được các vật liệu với mức giá thanh lý nên tổng chi phí lắp đặt mới rẻ như vậy. Còn nếu người dùng mua mới pin hoàn toàn thì chi phí nâng thêm khoảng 10 triệu đồng nữa.Video: Lưu ý khi sạc xe điện VinFast VF8.
Anh Trần Văn Tuấn sống tại TP HCM chính là người đã phát minh ra hệ thống sạc điện mặt trời cho Vinfast VF8. Theo chia sẻ của tác giả, anh là một người rất yêu thích các mẫu xe điện của nhà sản xuất VinFast. Hiện tại anh đang sở hữu một chiếc xe máy điện và ôtô điện tới từ thương hiệu Việt.
Anh chia sẻ: "Hồi trước đi E34, mình lắp dàn 4kwp điện mặt trời, vừa đủ nhu cầu đi hàng ngày 40km (cắm 4h buổi sáng đủ đi trong ngày). Lên đời xe SUV điện Vinfast VF8 sạc nhà bị hao phí nhiều quá (1.3kw/h) nên không đủ điện. Chờ Vinfast fix thì lâu quá với lại cũng ko chắc fix được không, nên mình lắp thêm 7 tấm 540wp nữa. Trời nắng nhẹ sinh được 5.4kwp điện mỗi giờ. Đủ để cắm cục sạc 3.3kw zin của VF8."
Theo đó, để tiết kiệm chi phí sử dụng điện gia đình anh Tuấn đã nghĩ ra giải pháp sử dụng nguồn năng mặt trời để làm hệ thống sạc điện tại gia. Cụ thể anh đã lắp đặt trên mái nhà 10 tấm pin 450W, lượng điện mỗi ngày mà hệ thống pin này thu được từ năng lượng mặt trời là khoảng 18 kW đến 24 kW, đáp ứng được cả nhu cầu sạc pin xe điện và sử dụng một số thiết bị điện gia đình.
Anh Tuấn cho biết, có 2 loại thiết bị điện mặt trời. Đó là loại có lưu trữ và không lưu trữ. Đối với loại không lưu trữ, chi phí lắp đặt sẽ rẻ hơn và có thời gian hoàn vốn đầu tư nhanh, chỉ trong khoảng 2-3 năm. Độ bền của pin mặt trời lên đến 20-30 năm. Tuy nhiên, loại điện mặt trời không lưu trữ đòi hỏi phải sạc xe điện vào ban ngày.
Trong khi đó loại có lưu trữ có chi phí cao hơn, bằng khoảng 3/4 chi phí cho pin mặt trời. Thời gian hoàn vốn của loại này ước tính lên tới 5 năm trong khi tuổi thọ của bộ lưu trữ chỉ khoảng 10 năm. Tuy nhiên, dòng này có ưu điểm là có thể sạc xe vào ban đêm và tận dụng được triệt để điện sinh ra từ tấm pin mặt trời.
Hiện anh Tuấn đang sử dụng loại hệ thống điện mặt trời không lưu trữ. Theo đó, mỗi ngày anh sạc xe điện VinFast VF8 hết 4 tiếng vào buổi sáng, đủ để anh di chuyển 40km trong một ngày. Quãng đường đi được hàng tháng rơi vào khoảng 1.200 km. Do tính chất của công việc, anh chỉ sử dụng xe sau 11h trưa, nên việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời này vừa thuận tiện lại vừa giúp anh tiết kiệm được chi phí sạc điện. Theo tính toán của anh Tuấn, tổng điện tiêu dùng hàng tháng của chiếc VF8 khoảng 1.000 kW, tương đương khoảng 3 triệu đồng tiền điện.
Khi lắp điện mặt trời, số điện lấy từ điện lưới EVN là 480 kW, tương đương khoảng 1,2 triệu đồng. Như vậy, anh Tuấn tiết kiệm được khoảng 1,8 triệu đồng/tháng. Chi phí để lắp đặt hệ thống sạc điện mặt trời được anh Tuấn chia sẻ là vào khoảng 31,5 triệu đồng (chưa tính một số chi phí vặt phát sinh). Anh cũng giải thích rõ, anh may mắn mua được các vật liệu với mức giá thanh lý nên tổng chi phí lắp đặt mới rẻ như vậy. Còn nếu người dùng mua mới pin hoàn toàn thì chi phí nâng thêm khoảng 10 triệu đồng nữa.
Video: Lưu ý khi sạc xe điện VinFast VF8.