Tại Việt Nam, những chiếc xe máy đạp Mobylette được nhập về khá nhiều trong thời kỳ Pháp thuộc. Nó từng được xem là một biểu tượng "xe sang" của những gia đình tư sản thời kháng chiến khi mà xe đạp chiếm số đông.Trong số những chiếc xe đạp máy thời đó, một mẫu xe có số lượng khá nhiều và được những người chơi xe ưa chuộng là dòng xe Mobylette AV, thường được biết đến với tên gọi Mobylette "sườn lượn" do khung sườn uốn cong tinh tế và dễ dàng sử dụng.Chiếc xe trong bài được sản xuất bởi hãng Mobylette - thương hiệu xe đạp máy (moped) được sản xuất bởi hãng Motobecane của Pháp đình đám.Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, những người Pháp sống tại Việt Nam đã đem tới những chiếc ôtô Traction của Citroen, xe đạp Peugeot và xe đạp máy Mobylette. Đây cũng là thời điểm khởi đầu cho thời kỳ phát triển các phương tiện giao thông mới tại Việt Nam.Được ra mắt lần đầu vào năm 1949, lịch sử của những chiếc Mobylette kéo dài tới 48 năm. Từ năm 1949 tới năm 1981, Mobylette đã sản xuất được tổng cộng 14 triệu xe đạp máy và chủ yếu được bán ở các nước châu Âu.Năm 1981, Motobecane chính thức phá sản, kéo theo sự "khai tử" những chiếc Mobylette. Tuy nhiên, "cái chết" của Mobylette đã bắt đầu xảy ra từ khoảng 2 chục năm trước đó, trước sự xuất hiện của những chiếc xe underbone giá rẻ dạng Honda Cub tới từ Nhật tới nước ta.Thuộc series AV của Mobylette và được sản xuất trong khoảng từ 1960-1971, chiếc xe đạp máy AV65 nay khác với dòng xe khác khi sở hữu khối động cơ 2 kỳ máy lòng 47 li dung tích 70 cc với công suất khoảng 2 mã lực và tốc độ tối đa hơn 50 km/h.Ngày nay, những chiếc Mobylette vẫn còn được rất nhiều người chơi xe trên Thế giới và ngay cả ở Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên tại Việt Nam, thú chơi này khá "kỳ công" và kén người chơi khi phụ tùng cho những chiếc xe Mobylette thường phải đặt từ châu Âu về.Chiếc xe máy Mobylette AV65 này đã được người chơi xe tại Sài Gòn cất công phục chế về trạng thái nguyên bản, sử dụng những phụ tùng nguyên bản được "làm mới" lại để khiến nó có vẻ ngoài "long lanh" như xe mới. Với giá 32 triệu, nó đắt tương đương với một số dòng xe máy phổ thông ở phân khúc cao cấp.
Tại Việt Nam, những chiếc xe máy đạp Mobylette được nhập về khá nhiều trong thời kỳ Pháp thuộc. Nó từng được xem là một biểu tượng "xe sang" của những gia đình tư sản thời kháng chiến khi mà xe đạp chiếm số đông.
Trong số những chiếc xe đạp máy thời đó, một mẫu xe có số lượng khá nhiều và được những người chơi xe ưa chuộng là dòng xe Mobylette AV, thường được biết đến với tên gọi Mobylette "sườn lượn" do khung sườn uốn cong tinh tế và dễ dàng sử dụng.
Chiếc xe trong bài được sản xuất bởi hãng Mobylette - thương hiệu xe đạp máy (moped) được sản xuất bởi hãng Motobecane của Pháp đình đám.
Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, những người Pháp sống tại Việt Nam đã đem tới những chiếc ôtô Traction của Citroen, xe đạp Peugeot và xe đạp máy Mobylette. Đây cũng là thời điểm khởi đầu cho thời kỳ phát triển các phương tiện giao thông mới tại Việt Nam.
Được ra mắt lần đầu vào năm 1949, lịch sử của những chiếc Mobylette kéo dài tới 48 năm. Từ năm 1949 tới năm 1981, Mobylette đã sản xuất được tổng cộng 14 triệu xe đạp máy và chủ yếu được bán ở các nước châu Âu.
Năm 1981, Motobecane chính thức phá sản, kéo theo sự "khai tử" những chiếc Mobylette. Tuy nhiên, "cái chết" của Mobylette đã bắt đầu xảy ra từ khoảng 2 chục năm trước đó, trước sự xuất hiện của những chiếc xe underbone giá rẻ dạng Honda Cub tới từ Nhật tới nước ta.
Thuộc series AV của Mobylette và được sản xuất trong khoảng từ 1960-1971, chiếc xe đạp máy AV65 nay khác với dòng xe khác khi sở hữu khối động cơ 2 kỳ máy lòng 47 li dung tích 70 cc với công suất khoảng 2 mã lực và tốc độ tối đa hơn 50 km/h.
Ngày nay, những chiếc Mobylette vẫn còn được rất nhiều người chơi xe trên Thế giới và ngay cả ở Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên tại Việt Nam, thú chơi này khá "kỳ công" và kén người chơi khi phụ tùng cho những chiếc xe Mobylette thường phải đặt từ châu Âu về.
Chiếc xe máy Mobylette AV65 này đã được người chơi xe tại Sài Gòn cất công phục chế về trạng thái nguyên bản, sử dụng những phụ tùng nguyên bản được "làm mới" lại để khiến nó có vẻ ngoài "long lanh" như xe mới. Với giá 32 triệu, nó đắt tương đương với một số dòng xe máy phổ thông ở phân khúc cao cấp.