Cần số dạng núm xoay của Chrysler Pacifica: Cần số dạng núm xoay không còn quá lạ lẫm trong những năm gần đây. Cách sử dụng khá đơn giản, tài xế chỉ cần xoay núm tròn theo nhịp tới số mình cần. Tuy nhiên, người dùng Chrysler Pacifica sẽ gặp khó khăn hơn chút khi kích thước của núm tròn này không chênh lệch quá nhiều so với kích thước của một chiếc núm xoay điều chỉnh âm lượng.Cần số dạng nút bấm của Ford Expedition: Cần số của Ford Expedition hơi khác biệt chút khi bạn phải ấn vào nút “M” ở giữa núm xoay để chuyển sang sử dụng số sàn. Nhưng sự lúng túng không bắt nguồn từ điều này. Nó đến từ việc người dùng khi muốn tăng giảm số phải ấn vào các nút “+” hay “-“ có kích thước khá khiêm tốn ở bên dưới.Cần số dạng nút bấm của GMC Terrain: Những nút bấm của GMC Terrain được bố trí khá hợp lý bên dưới khu vực điều khiển điều hòa. Người dùng sẽ phải nhấn nút khi muốn lựa chọn số P và số N, trong khi số R và số D lại yêu cầu thao tác gạt nút ra phía trước. Điều này nhằm phân biệt khi các nút đặt cạnh nhau. Tuy nhiên ít nhiều nó cũng sẽ gây nhầm lẫn cho tài xế, chưa kể việc tăng giảm số ở số L cũng thông qua hai nút “+”,“-“ có kích thước khá nhỏ ở trên và dưới.Cần số dạng nút bấm của Lincoln Continental: Các nút bấm của Lincoln Continental được bố trí khá rõ ràng theo thứ tự từ trên xuống dưới như ở cần số truyền thống. Tuy nhiên, vị trí đặt các nút này lại là ở khu vực bên phải màn hình giải trí, thường là nơi đặt các nút điều khiển chức năng. Điều này chắc chắn sẽ khiến không ít tài xế khi lần đầu sử dụng xe phải làm quen lại.Cần số dạng nút bấm của Hyundai Nexo: Không thiết kế theo chiều ngang hay dọc như ở GMC Terrain và Lincoln Continental, các nút bấm của Nexo được sắp xếp theo kiểu “trên dưới” và “trái phải”. Cũng giống như Chrysler Pacifica, Nexo gặp phải một vấn đề là các nút bấm này có kích thước và hình dạng tương tự các nút chức năng khác cạnh đó.Cần số “giả lập” của Mazda MX-5 Miata: Mazda MX-5 Miata sử dụng hộp số tự động. Tuy nhiên, thiết kế cần số của mẫu xe này sẽ khiến không ít người lầm tưởng với chiếc cần chuyển số trên những chiếc xe số sàn thế hệ cũ. Cần số của MX-5 Miata được tạo hình khá cổ điển với kiểu trục dọc, đầu trên dạng tròn, đường chỉ đỏ nổi bật cùng lớp da bọc xung quanh.Cần số dạng tròn của Nissan Leaf: Thoạt nhìn, thiết kế cần số độc đáo của Nissan Leaf sẽ khiến bạn cảm giác như đây là một mẫu xe của tương lai. Nhưng thực tế, đây chỉ là dạng cần số tự động đơn thuần, với cách thức hoạt động được hướng dẫn thông qua một biểu đồ nằm phía trên.Cần số dạng lẫy của Nissan Titan: Lẫy chuyển số của Titan được bố trí khôn khéo phía sau vô-lăng. Thế nhưng, việc chuyển số kiểu truyền thống vốn là sự phối hợp giữa tay và chân, thì giờ đây được thay thế bởi nút bấm chỉ có kích thước tương đương một đồng xu. Điều này có thể sẽ gây chút lạ lẫm cho những người lần đầu sử dụng xe.Cần số pha lê của Volvo XC40: Gói nâng cấp Inscription mang đến cho Volvo XC40 chiếc cần số pha lê đặc biệt, được gia công bởi hãng sản xuất thủy tinh nổi tiếng Orrefors. Tuy nhiên, chất liệu này khiến chiếc cần số nặng hơn so với phiên bản tiêu chuẩn. Do vậy, việc kéo cần cũng mang đến cho tài xế chút rắc rối.
Cần số dạng núm xoay của Chrysler Pacifica: Cần số dạng núm xoay không còn quá lạ lẫm trong những năm gần đây. Cách sử dụng khá đơn giản, tài xế chỉ cần xoay núm tròn theo nhịp tới số mình cần. Tuy nhiên, người dùng Chrysler Pacifica sẽ gặp khó khăn hơn chút khi kích thước của núm tròn này không chênh lệch quá nhiều so với kích thước của một chiếc núm xoay điều chỉnh âm lượng.
Cần số dạng nút bấm của Ford Expedition: Cần số của Ford Expedition hơi khác biệt chút khi bạn phải ấn vào nút “M” ở giữa núm xoay để chuyển sang sử dụng số sàn. Nhưng sự lúng túng không bắt nguồn từ điều này. Nó đến từ việc người dùng khi muốn tăng giảm số phải ấn vào các nút “+” hay “-“ có kích thước khá khiêm tốn ở bên dưới.
Cần số dạng nút bấm của GMC Terrain: Những nút bấm của GMC Terrain được bố trí khá hợp lý bên dưới khu vực điều khiển điều hòa. Người dùng sẽ phải nhấn nút khi muốn lựa chọn số P và số N, trong khi số R và số D lại yêu cầu thao tác gạt nút ra phía trước. Điều này nhằm phân biệt khi các nút đặt cạnh nhau. Tuy nhiên ít nhiều nó cũng sẽ gây nhầm lẫn cho tài xế, chưa kể việc tăng giảm số ở số L cũng thông qua hai nút “+”,“-“ có kích thước khá nhỏ ở trên và dưới.
Cần số dạng nút bấm của Lincoln Continental: Các nút bấm của Lincoln Continental được bố trí khá rõ ràng theo thứ tự từ trên xuống dưới như ở cần số truyền thống. Tuy nhiên, vị trí đặt các nút này lại là ở khu vực bên phải màn hình giải trí, thường là nơi đặt các nút điều khiển chức năng. Điều này chắc chắn sẽ khiến không ít tài xế khi lần đầu sử dụng xe phải làm quen lại.
Cần số dạng nút bấm của Hyundai Nexo: Không thiết kế theo chiều ngang hay dọc như ở GMC Terrain và Lincoln Continental, các nút bấm của Nexo được sắp xếp theo kiểu “trên dưới” và “trái phải”. Cũng giống như Chrysler Pacifica, Nexo gặp phải một vấn đề là các nút bấm này có kích thước và hình dạng tương tự các nút chức năng khác cạnh đó.
Cần số “giả lập” của Mazda MX-5 Miata: Mazda MX-5 Miata sử dụng hộp số tự động. Tuy nhiên, thiết kế cần số của mẫu xe này sẽ khiến không ít người lầm tưởng với chiếc cần chuyển số trên những chiếc xe số sàn thế hệ cũ. Cần số của MX-5 Miata được tạo hình khá cổ điển với kiểu trục dọc, đầu trên dạng tròn, đường chỉ đỏ nổi bật cùng lớp da bọc xung quanh.
Cần số dạng tròn của Nissan Leaf: Thoạt nhìn, thiết kế cần số độc đáo của Nissan Leaf sẽ khiến bạn cảm giác như đây là một mẫu xe của tương lai. Nhưng thực tế, đây chỉ là dạng cần số tự động đơn thuần, với cách thức hoạt động được hướng dẫn thông qua một biểu đồ nằm phía trên.
Cần số dạng lẫy của Nissan Titan: Lẫy chuyển số của Titan được bố trí khôn khéo phía sau vô-lăng. Thế nhưng, việc chuyển số kiểu truyền thống vốn là sự phối hợp giữa tay và chân, thì giờ đây được thay thế bởi nút bấm chỉ có kích thước tương đương một đồng xu. Điều này có thể sẽ gây chút lạ lẫm cho những người lần đầu sử dụng xe.
Cần số pha lê của Volvo XC40: Gói nâng cấp Inscription mang đến cho Volvo XC40 chiếc cần số pha lê đặc biệt, được gia công bởi hãng sản xuất thủy tinh nổi tiếng Orrefors. Tuy nhiên, chất liệu này khiến chiếc cần số nặng hơn so với phiên bản tiêu chuẩn. Do vậy, việc kéo cần cũng mang đến cho tài xế chút rắc rối.