|
Cảng Gwadar của Pakistan. |
Hành động này có thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập một căn cứ hải quân tiềm tàng trên Biển Arab và gây ra mối quan ngại an ninh nghiêm trọng cho Ấn Độ trên vùng biển Ấn Độ Dương.
Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp ngày 18/2, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari thông báo: "Hợp đồng điều hành cảng Gwadar đã chính thức được trao cho Trung Quốc. Hôm nay, thỏa thuận này đã được Cục cảng Sinhgapore (PSA) bàn giao cho công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (China Overseas Port Holdings – COPH). Điều này mở ra những cơ hội mới cho đất nước và thúc đẩy quan hệ Pakistan-Trung Quốc”.
Theo thoả thuận, cảng chiến lược nước sâu Gwadar vẫn là tài sản của Pakistan, song công ty COPH được chia sẻ lợi nhuận từ việc điều hành hoạt động của cảng.
Mắt xích quan trọng trong "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc
|
Gwadar là hải cảng có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc. |
Cảng Gwadar có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì khoảng 60% lượng dầu thô Bắc Kinh nhập khẩu từ các nước Vùng Vịnh đi qua khu vực gần cảng Gwadar.
Ngoài ra, giới chuyên gia còn nhận định, thỏa thuận trên sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn hàng nghìn cây số vận chuyển dầu khí mà nước này nhập từ Châu Phi và Trung Đông.
Cảng Gwadar nằm trong biển Arab, thuộc tỉnh Balutchistan (Tây Nam Pakistan), nơi thường xuyên đối mặt với những căng thẳng do các bạo động, xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo.
Cảng này còn nằm gần eo biển Hormuz, nơi 1/3 tổng khối lượng dầu khí thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Đối với một cường quốc kinh tế phải nhập khẩu dầu khí từ Trung Đông và châu Phi như Trung Quốc, việc nắm quyền điều hành cảng Gwadar là một quyết định có tính chiến lược quan trọng, cho phép rút ngắn hàng nghìn cây số đường vận chuyển dầu khí.
Trước đó, Trung Quốc từng bỏ ra 3/4 tổng chi phí đầu tư 250 triệu USD cho dự án xây cảng Gwadar. Tuy nhiên năm 2007, công ty Singapore lại giành được quyền thuê các cơ sở của cảng này.
Trung Quốc còn là một trong 4 quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ quan tâm đến dự án đầu tư xây cảng nước sâu, khoảng 5 tỷ USD, ở đảo Sonadia của Bangladesh, trong vịnh Bengale.
Việc Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các cảng biển trong khu vực thể hiện tham vọng của Bắc Kinh không chỉ về kinh tế mà còn về quân sự.
Trong tất cả các dự án cảng biển mà Trung Quốc tham gia, Gwadar có nhiều khả năng nhất để trở thành một quân cảng, bởi vì Pakistan có lẽ là nước đồng minh mà Trung Quốc tin tưởng nhất.
Theo đánh giá của giới chuyên gia Pakistan, chính quyền Islamabad có thể còn ưu tiên cho Trung Quốc tiếp cận các cảng quân sự hiện có ở Karachi hay Qasim. Giáo sư Hamayoun Khan, thuộc ĐH Quốc phòng Islamabad, nhận định: “Trung Quốc có thể thường xuyên sử dụng các cảng này và họ không cần phải xây thêm cảng quân sự mới vào thời điểm hiện nay”.
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN: