Khi ảnh hưởng của IS tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, cộng đồng quốc tế dẫn đầu bởi Mỹ đang xây dựng một liên minh để hình thành một tổ chức quân đội. Vào ngày 5/9, Mỹ thông báo “liên minh nòng cốt” gồm 9 nước như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Ba Lan và Đan Mạch để chống lại IS.
Vào ngày 7/9, Liên minh Ả Rập cũng thông qua một nghị quyết để chống lại IS trong khi nhiều bài báo đưa tin rằng, một trong những mục tiêu trong chuyến thăm của Cố vấn An ninh
Mỹ Susan Rice tới Bắc Kinh tuần này là nhằm lôi kéo Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến chống lại chiến binh Hồi giáo dòng Sunni (tức IS).
|
Chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Syria. |
Tuy nhiên, trong một bài bình luận được đăng tải vào ngày 10/9 trên Thời báo Hoàn cầu, ông Mei Xinyu, nhà nghiên cứu kinh tế cộng tác với Bộ Thương Mại Trung Quốc, cho hay, ông tin rằng, Trung Quốc không phù hợp với các hành động quân sự trực tiếp chống lại IS do những “nguyên tắc cơ bản về kinh tế và chính trị” của đất nước.
Ông Mei thể hiện một nguyên do chính dẫn tới các cuộc tấn công vào tổ chức khủng bố này chính là nhằm đảm bảo nguồn cung dầu từ Trung Đông với giá cả ổn định. Nhiều quốc gia lo ngại, giá dầu sẽ tăng cao khi các chiến binh thánh chiến IS nắm quyền kiểm soát hay gây tổn hại tới các mỏ dầu. Tuy nhiên, tình hình hiện nay hoàn toàn trái ngược. Chuyên gia kinh tế Mei Xinyu cho hay, IS giờ không có khả năng nắm các mỏ dầu chính của Iraq, và chúng cũng không có ý định phá hoại các mỏ vàng ở nước này.
Nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các thị trường mới nổi chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên năng lượng, đang chậm dần lại. Ông Mei viết, cấu trúc nền kinh tế của Trung Quốc ghi nhận sự mở rộng của các ngành công nghiệp dịch vụ. Trong khi đó, các ngành công nghiệp cần nhiều năng lượng ở nước này đã giảm.
Ngoài ra, chuyên gia Mei chỉ ra rằng, cung và cầu trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đã giảm bớt kể từ năm 2012 và đang tiếp tục tụt xuống. Còn nguy cơ địa chính trị do IS đem lại sẽ không gây thiệt hại nào cho ngành sản xuất dầu ở Trung Đông.
Thứ hai, các nguyên tắc chính trị cơ bản của Trung Quốc cũng ghi nhận rằng, họ không nên tiến hành các hoạt động quân sự chống lại IS. Mặc dù, ngày càng tích cực tham gia vào các vấn đề trên thế giới với châm ngôn là “duy trì ổn định”, tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không bao giờ tham gia vào các hoạt động ở các địa điểm như Tây Á hay Bắc Phi bởi lẽ chính quyền trung ương không nhận được sự đồng thuận đủ mạnh ở cả trong và ngoài nước để làm điều đó. Ông nói rằng, có những người sẵn sàng chống lại IS, nhưng họ không sẵn sàng liều mạng hay đổ tiền bạc vào việc làm đó.
Ông lo ngại rằng, nếu tham gia vào cuộc chiến chống lại IS, Bắc Kinh hết sức quan ngại trước “bẫy ổn định hậu chiến tranh” mà Mỹ lâm vào trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Trung Quốc vẫn phải kiên quyết phản đối các hành động của các lực lượng cực đoan (gồm IS), phải cảnh giác với hành động của mình. Tuy nhiên, ông Mei kết luận, Trung Quốc cũng không nên lấn sâu để trở thành “người tử vì đạo” trong cuộc chiến kéo dài đó.