Tờ tạp chí The Diplomat đã đăng tải bài báo do chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Thomas Vien phân tích về sự “ghé thăm đột ngột” của các tàu tuần tra biển Trung Quốc trong khu vực Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Hai chuyên gia trên lập luận rằng, với việc làm đó, Bắc Kinh đang phát đi một tín hiệu tới chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe. Cụ thể, Trung Quốc ngầm ám chỉ, việc tàu của họ lui tới vùng này một cách thường xuyên là hoàn toàn có thế nếu Thủ tướng Abe công nhận thực tế là quần đảo này là khu vực tranh chấp của cả hai.
|
Một đoàn tàu đánh bắt cá của các ngư dân Trung Quốc đang thẳng tiến tới vùng Hoa Đông. (Ảnh minh họa)
|
Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tờ
Nikkei Asian Reviews lại đưa ra một quan điểm phản bác điều trên. Theo đó, tuy các tàu tuần tra quân sự và bán quân sự của Trung Quốc ít xuất hiện ở Senkaku/Điếu Ngư, nhưng các tàu cá của nước này vẫn xâm nhập vùng trên với tần suất chóng mặt.
“Từ tháng 1 tới tháng 9, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thống kê rằng, các tàu đánh bắt cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Nhật Bản ở quanh quần đảo tranh chấp này là 208 trường hợp, gấp 26 lần so với năm 2011”, trích một đoạn bài báo trên.
Các quan chức Nhật lo ngại, việc tăng đột ngột đó cũng ám chỉ một điều rằng, Bắc Kinh không còn mấy thiết tha với việc ngăn cản ngư dân nước mình đưa tàu bè tới khu vực tranh chấp đó. Ngoài ra, số lượng gia tăng các vụ đụng độ giữa tàu tuần tra biển của hai nước cũng khiến mối quan hệ ngoại giao lâm vào bế tắc giống năm 2010 khi mà Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng đánh cá Trung Quốc với cáo buộc đâm vào tàu hải quân nước họ.
Khi xem xét kĩ hơn tới các nhân tố khiến ngư dân Trung Quốc làm vậy, ông Zhang Hongzhou nhận thấy rằng, mục tiêu lợi nhuận là một trong những nguyên nhân chính.