Quân nhân tên Sergei (tên mà chúng tôi sẽ gọi trong suốt cuộc trò chuyện này) thường hay lắc lư người và thỉnh thoảng nói nhịu trong lúc kể lại câu chuyện của mình.
Phóng viên viết bài và anh lính Sergei ngồi ở một công viên tiêu điều phía sau nhà hàng ăn nhanh McDonalds vùng ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine.
|
Các binh sĩ Ukraine tham gia chiến dịch ở miền đông.
|
Phóng viên đã gặp gỡ Sergei vài giờ sau khi lệnh ngừng bắn đầu tiên của Ukraine có hiệu lực vào hồi tháng 9. Kể từ đó, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, khoảng 300 người đã thiệt mạng trong các vụ giao tranh đẫm máu ở miền đông Ukraine. Trong khi các cuộc đụng độ giảm rõ rệt ở ngoài chiến tuyến vùng Donbass (tức miền đông) thì các quân nhân chiến đấu nơi đây vẫn tiếp tục hi sinh.
Sergei, nam thanh niên 20 tuổi từng là nhân viên phục vụ nhà hàng, liên tục hút thuốc lá khi anh kể về những trải nghiệm khó quên của mình ở miền đông vào mùa hè vừa qua. Anh bồi hồi nhớ lại kỉ niệm đáng nhớ về 3 lần bom đạn rơi ngay sát anh. Sau đó, anh được đưa tới điều trị ở các bệnh viện khác nhau, nhưng không nói về mức độ các vết thương đau đớn mà mình phải chịu đựng từ những lần bom rơi đó. Đó là bởi vì Sergei mong muốn quay trở lại tiền tuyến để gặp và cùng chiến đấu với những đồng chí của mình càng sớm càng tốt. Trong khi họ đang trò chuyện, một người bạn của Sergei gọi điện thông báo cho anh ấy biết rằng, thêm hai người bạn thân của họ đã ra đi.
Sergei lần lượt chắp các mảnh kí ức của mình trong buổi trò chuyện thân mật này. Hồi cách mạng mùa đông 2013, anh kể rằng, mình “đã từng đi xây dựng các hàng rào chắn trên các ngả đường và cả tung ném những chai xăng Molotov”. Điều anh ghi nhớ nhất và cũng là gần nhất với cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra đó chính là những cuộc đụng độ trên hè phố hồi tháng 22014, buộc Tổng thống Viktor Yanukovych phải chạy trốn sang Nga. Sau khi kết thúc các sự kiện ở Maidan, Sergei đã gia nhập vào Tiểu đoàn số 12 của Kiev.
Tiếp tục mạch câu chuyện của mình, Sergei cho hay, khi các binh sĩ của tiểu đoàn anh đăng ký đi chiến đấu ở miền đông, mỗi người họ chỉ được giao duy nhất một khẩu súng do Bộ Quốc phòng cấp cho.
“Chẳng còn gì nữa cả”, Sergei nói. Vì thế, bạn bè và người thân của các đồng đội anh đã mọi các vật dụng cần thiết khác cho họ ra chiến trường, bao gồm mũ bảo hiểm, áo chống đạn, thuốc men và cả phương tiện đi lại nữa. Tuy nhiên, mọi thứ đồ vật dụng họ mua đều đã “không cánh mà bay”.
|
Hình ảnh tại một điểm chốt chặn của quân chính phủ Ukraine.
|
“Chúng tôi đã trông thấy tất cả các thùng đựng đạn dược đều nằm ở trong kho. Chúng tôi còn tận mắt nhìn thấy các kiện hàng đầy ắp mà bạn bè của bọn tôi gửi cho. Tuy nhiên, chúng đều không đến được tay bọn tôi sau khi chúng tôi ra chiến trường”, Sergei bức xúc nói. Khi các trận giao tranh bắt đầu, tiểu đoàn của Sergei nhận những tổn thất nặng nề ngay từ đầu. Do các mũ bảo hiểm đã thất lạc vì thế hai đồng chí của anh đã bị thương khá nặng ở đầu.
Sergei đã đổ trách nhiệm lên cấp trên khi để xảy ra tình trạng mất cắp các quân tư trang. Sergei không phải là binh sĩ duy nhất phàn nàn về các chỉ huy cũng như các cấp trên ở tiểu đoàn 12. Các nhóm vũ trang tình nguyện đã có những cáo buộc giống với câu chuyện của Sergei trong những bức thư họ gửi lên chính quyền.
Trong một lá thư mà tờ The Daily Beast có được đề ngày 6/9, hai nhóm tên Return them Alive và Help the State Border Service (Giúp đỡ lính biên phòng) tố cáo rằng, tiểu đoàn 12 được lập ra để nhằm lừa gạt. Thông tin này được tờ báo trích dẫn lại từ một quan chức quân đội Ukraine xin đề nghị giấu tên.
“Theo Đại tá B (tên vị sĩ quan giấu tên đó do phóng viên đặt), Tiểu đoàn 12 được thành lập giống như một dự án kinh doanh, chứ không phải đơn vị chiến đấu. Thông tin này được xác nhận bởi nhiều đơn vị quân đội khác nhau hoạt động cùng với đơn vị này ngoài chiến tuyến. Tiểu đoàn 12 không hề thực hiện các nhiệm vụ mà họ được giao phó cả”, trích dẫn bức thư.
(còn tiếp)