Soi căn bệnh “đãng trí” của EU về khủng hoảng Ukraine

Google News

(Kiến Thức) - Khi xem xét những lời tuyên bố của EU về vấn đề Ukraine, mọi người sẽ cảm thấy, họ dường như là những người hay quên.

Trên thế giới, nhiều tên tội phạm nguy hiểm từng nói rằng chúng phạm tội trong khi đang bị đãng trí hay khi đang không ý thức được hành động của mình. Nhưng có lẽ trong tất cả các nhân vật quyền lực trên thế giới thì những ủy viên của Liên minh châu Âu (EU) là những người hay quên nhất.
Đơn cử, cuộc họp gần đây của EU, Ukraine, Nga tại Minsk, nơi vốn không được coi là có sự góp mặt của 3 bên khi Ukraine đã kí thỏa thuận hợp tác với EU, nhưng EU lại kiên quyết phủ định điều này. 
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jose Manuel Barroso đã từng hứa hẹn về một sự tiến triển ở Ukraine 9 tháng trước và tiếp tục hứa hẹn trong những tháng sau đó. Sau đó, những phát biểu của ông Barroso, được nhắc lại bởi những tuyên bố trước đó của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton từ thời cuộc khủng hoảng Maidan, khiến cho Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych trì hoãn việc kí thỏa thuận hợp tác với EU.
Binh sĩ thuộc đơn vị đặc nhiệm của quân đội Kiev ngồi trên xe bọc thép ở Kramatorsk ngày 4/9.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với cánh báo chí thế giới ngày 29/11/2013, ông Barroso nói rằng: “Sự can thiệp của Nga trong việc hợp tác giữa EU và Ukraine là hoàn toàn không thể chấp nhận”. Những lời này của ông Barroso được nói ra từ đầu cuộc khủng hoảng tại Ukraine năm 2013, khiến cho cơ chế chính trị và kinh tế giữa Nga, EU và Ukraine bị sứt mẻ và dẫn tới ngõ cụt. Việc giải quyết vấn đề ở Ukraine sẽ là bất khả thi nếu không có người giải quyết bất đồng giữa 3 bên hoặc 1 bên thể hiện sự nhượng bộ với Kiev ( đây là lập trường của ông Barroso và bà Ashton cho đến khi sự thay đổi tàn khốc ở chính quyền Ukraine xảy ra). Giờ đây, bà Ashton tham gia vào cuộc họp ba bên tại Minsk, sau 1 năm với hàng ngàn cái chết, hàng chục tỷ Euro bị lãng phí do cuộc chiến tại Ukraine.
Tuy nhiên, thời điểm Ukraine và EU kí thỏa thuận hợp tác đã trở thành cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỉ vì những chính sách sai lầm. Còn Brussels muốn quên đi điều này. Họ quên mất rằng, cựu Tổng thống Yanukovych không phải là một người bài châu Âu và không muốn hủy bỏ thỏa thuận với liên minh này. Tuy nhiên, ông chỉ muốn trì hoãn nó trong 1 vài tháng nữa để tổ chức cuộc họp 3 bên để giải quyết các vấn đề giữa Nga, Ukraine, và EU.
Những nhà lãnh đạo của EU có vẻ như không đoái hoài đến sự đảo chiều và “đãng trí” này. Còn nhớ, hồi tháng 12/2013, EU đã công khai chỉ trích thỏa thuận của ông Yanukovych về việc giảm giá khí đốt với Nga là “tăng sự lệ thuộc của Ukraine” và “trì hoãn cải cách”. Trong khi đó, tại Minsk, vào tháng 8/2014, EU lại yêu cầu Nga giảm giá khí đốt cho Ukraine. Có lẽ, điều này vô tình phản ảnh mâu thuẫn của EU.
Chưa kể, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng 2/2014, EU cũng phê phán ông Yanukovych có những hành động tàn bạo với người biểu tình Maidan. Tuy nhiên, giờ EU lại phớt lờ hoặc “quên đi” sự tồn tại của những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan đang năm giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ mới sau cuộc đảo chính hồi tháng 2. Họ kiên quyết khẳng định ông Yanukovych và lực lượng cảnh sát đối xử tàn nhẫn với nhóm người phản đối trong khi “quên mất” sự hung bạo của nhóm chống đối và việc ném “ các bom Molotov” vào cảnh sát.
Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.
Trước khi ông Yanukovich bị lật đổ, EU muốn chính phủ của ông đàm phán với nhóm đối lập, dẫn tới một thỏa thuận được ký kết vào ngày 21/2/2014 dp EU làm trung gian. Sau vụ lật đổ, mọi cuộc nói chuyện và đàm phán chấm dứt và thỏa thuận hôm 21/2 đó đều không được thực hiện. Ngay cả những tờ báo độc lập, không trực thuộc châu Âu cũng “quên mất” chuyện này. Thay vào đó, họ tập trung chỉ trích những hành vi sai trái ông Yanukovych khi từ bỏ vị trí.
Những người ở Brussels cũng hoàn toàn thờ ơ với sự hủy diệt ở Slavyansk, Donetsk, Lugansk, nơi hàng ngàn người thiệt mạng và buộc phải rời bỏ nhà cửa. Thay vào đó, họ quy trách nhiệm đó cho phe ly khai miền đông Ukraine và phía Nga về tình trạng này.
Sự đãng trí của các quan chức EU giống như 1 căn bệnh truyền nhiễm lây lan ra cả xã hội, khiến người dân chỉ có thể lặp lại những gì họ được phép biết. Trong khi đó, không tuyên bố hay quan chức nào của EU đứng ra nhận trách nhiệm hoặc trả lời cho hậu quả họ gây ra ở Iraq, Lybia, Syria và giờ là Ukraine. Carl Bildt và Radek Sikorski, những người sáng lập Thỏa thuận Hợp tác của EU vẫn còn đó. Cũng như bà Merkel, người có nhiều quyền lực nhất để có thể ngăn chặn thảm họa này, nhưng đã thất bại và cũng là người lên tiếng mạnh mẽ nhất từ chối đề xuất của ông Yanukovich về 1 thỏa thuận 3 bên giữa EU, Nga và Ukraine hồi tháng 1. Khi mà thảm họa này không chỉ xảy ra ở Ukraine mà trên toàn châu Âu thì sự “đãng trí” của Brussels đã được biểu hiện từ lâu: bắt Ukraine từ bỏ sự lệ thuộc vào Nga, EU đã “quên” rằng Nga là nhà cung cấp khí đốt duy nhất cho Ukraine trong mùa đông.
Trong một động thái có phần trung thực, Ủy viên về năng lượng của EU, ông Gunther Oettinger đột nhiên nhớ lại Ukraine từng lấy cắp khí đốt của Nga trên đoạn đường ống dẫn sang EU. Trong những năm 1990, các quan chức EU coi những vụ việc rò rỉ hay can thiệp vào đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu là do Nga. Giờ đây, khi Ukraine chưa hề kí bất cứ hợp đồng khí đốt nào với Nga, những vụ rò rỉ này sẽ trở thành vấn đề lớn cho EU. Liệu điều này có thức tỉnh những người đãng trí ở Brussels và khiến họ đối mặt với thực tế?
Phong Đức

Bình luận(1)

Minh Hiền

Đào Dũng

Tờ báo này có nhiều bài hoặc trích nguồn trung thực, khách quan và trí tuệ hơn Soha, Baomoi Rất hoan nghênh!