Về điểm sáng trong di sản Châu Á, Tổng thống Obama đã tăng cường quan hệ Mỹ-Ấn Độ, mở cửa với Myanmar, tiếp tục cải thiện quan hệ và dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
|
Di sản Châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama là một bức tranh đen trắng, với hai gam màu sáng tối đan xen lẫn nhau. Ảnh Politico
|
Tổng thống Obama cũng có những cử xoa dịu dân chúng Nhật Bản khi ông đến thăm Hiroshima, thành phố nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử trong lịch sử nhân loại. Ông cũng có những động thái cảm thông với CHDCND Lào, nước đã bị không quân Mỹ ném bom rải thảm trong một cuộc chiến không tuyên bố. Ông Obama cũng đã tổ chức buổi dạ tiệc hiếm hoi ở Nhà Trắng để chiêu đãi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, nhấn mạnh giá trị của một tình bạn lâu dài giúp duy trì hòa bình ở Châu Á.
Di sản quan trọng nhất ở Châu Á để giới phân tích đánh giá Tổng thống Obama là quan hệ đầy rẫy thăng trầm với Trung Quốc.
Liệu Tổng thống Obama đã xử lý tốt quan hệ Mỹ-Trung? Phải chăng vị Tổng thống Mỹ này đã giúp cho mối quan hệ giữa hai cường quốc lớn này không trở nên tồi tệ hơn? Có phải Tổng thống Obama đã cố ý cô lập Trung Quốc ở ngay chính sân chơi truyền thống của nước này? Liệu ông chủ Nhà Trắng đã không tận lực phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên như cách ông đã từng làm với Iran? Liệu chương trình kinh tế trọng tâm của Tổng thống Obama đối với khu vực là Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ có tính chất nửa vời?
Câu trả lời phụ thuộc một phần vào cách người ta nhìn nhận hành vi của Trung Quốc như thế nào. Liệu Trung Quốc đại lục có bị thúc đẩy bởi toán lạnh lùng và theo đuổi các lợi ích quốc gia hay có sự nhầm lẫn chiến lược, thậm chí bất cẩn, trong hành hành động?
Nhớ đến việc Bắc Kinh đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và đánh chiếm Đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa năm 1988, bất ngờ chiếm Đá Vành Khăn từ tay Philippines trong năm 1995, ba năm sau khi Mỹ rút khỏi Vịnh Subic và Căn cứ không quân Clark... người ta sẽ thấy một Trung Quốc lạnh lùng theo đuổi mưu đồ bá chủ, trong khi ra sức quảng bá “trỗi dậy hòa bình”.
Trung Quốc đã tẩy chay và bác bỏ phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài UNCLOS ở La Haye và gây sự với Indonesia, quốc gia lớn nhất của ASEAN và cho đến bây giờ là một bên trung lập, bằng các hành động ngang ngược trong vùng biển đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna.
Những người bênh vực Bắc Kinh có lẽ sẽ biện minh rằng so với kích thước khổng lồ, Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc là tương đối ít so với các quốc gia nhỏ hơn như Ấn Độ hay thậm chí Philippines.
Do đó, Bắc Kinh ra sức bành trướng ra biển, trong đó có yêu sách nực cười đối với hầu hết Biển Đông trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn” vừa mơ hồ vừa tham lam phi lý do người Trung Quốc tự vẽ trong thế kỷ 20. Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận việc Trung Quốc bồn chồn lo lắng trước việc Mỹ can thiệp và bắt tay với các cường quốc khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản.
Vấn đề ở chỗ là liệu Tổng thống Obama có hướng tới quan hệ tốt hơn với “cường quốc toàn cầu số 2” hay ông đã kết luận rằng bất kể những gì ông làm để tích hợp lợi ích của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ luôn tìm cách xua đuổi Mỹ ra khỏi Châu Á.
Câu chuyện trỗi dậy và quyết đoán chiến lược của Trung Quốc là câu chuyện chưa có hồi kết. Quân đội Trung Quốc đang mạnh lên từng ngày, thông qua việc tinh giảm quân số và tiến bộ kỹ thuật. Điều đó sẽ gây chấn động không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới.
Hiện cũng chưa rõ liệu Chủ tịch CMC Tập Cận Bình có ở lại cương vị lâu hơn một thập kỷ theo qui định. Và nếu bà Hillary Clinton lên làm tổng thống Mỹ vào đầu năm 2017, quan hệ Trung-Mỹ đầy mâu thuẫn hiện nay vẫn có thể được hậu thế coi là “một giấc mơ đẹp”.
Mặc dù chuyến đi chia tay Châu Á của Tổng thống Obama không được như ý, nhưng tình hình khu vực có thể đã tồi tệ hơn nếu không có ông ngồi trong Nhà Trắng.