Các nhà lãnh đạo phương Tây thở phào nhẹ nhõm sau khi cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7 đã thất bại. Thổ Nhĩ Kỳ được xem như là một nhân tố quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng ở Châu Âu và là “bệ phóng” cho việc thực hiện các sứ mệnh Trung Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU) đã ký một thỏa thuận nhập cư đầy tranh cãi nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng di cư từng dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực hữu.
Tuy nhiên, nhiều người đang lo ngại rằng, cuộc đảo chính bất thành của một bộ phận quân đội ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan cũng có thể là “hồi chuông báo tử” cuối cùng đối với quan hệ giữa Ankara và Brussels.
|
Người dân trèo lên một chiếc xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Ataturk, Istanbul. Ảnh Reuters. |
Mỹ, quốc gia bác bỏ mọi cáo buộc của Bộ trưởng Lao Động Thổ Nhĩ Kỳ rằng Washington dính líu đến âm mưu đảo chính vừa qua, cũng dịu giọng để duy trì quan hệ với đối tác hàng đầu trong khu vực và là một thành phần quan trọng trong lực lượng an ninh NATO sau khi cuộc đảo chính lật đổ chính phủ TNK thất bại.
Theo luật pháp Mỹ, Washington buộc phải rút lực lượng quân sự khỏi Thổ Nhĩ Kỳ -bao gồm phi đội chiến đấu cơ tại căn cứ không quân Incirlik vốn đóng vai trò như một bệ phóng trong việc thực hiện sứ mệnh quan trọng của NATO tại Syria, Iraq và Afghanistan và bị cấm cung cấp viện trợ quân sự hoặc đóng quân tại bất kỳ quốc gia nào rơi vào sự kiểm soát của một chính phủ do phe đảo chính quân sự nắm quyền.
Phương Tây hiện thời phải đối mặt với một quyết định khó khăn trong bối cảnh Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đẩy mạnh trấn áp hơn nữa những người bất đồng chính kiến. Các nhà lãnh đạo phương Tây hoặc phải chọn việchậu thuẫn một lãnh đạo ngày càng mất dân chủ và độc đoán ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc sẽ phải thay đổi chiến lược quốc gia.
“Tổng thống Erdogan sẽ được đánh giá dựa trên cách phản ứng của ông ấy”, một quan chức EU tham gia vào thỏa thuận nhập cư với Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết. “Hành động bắt giữ các thẩm phán là một dấu hiệu sớm minh chứng cho sự quan ngại sâu sắc rằng điều này sẽ dẫn tới một sự chà đạp mới về quyền tự do ngôn luận và biểu tình”, vị quan chức nhận định.
Được biết, g
ần 3.000 thành viên lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 2.700 thẩm phán đã bị bắt giữ sau vụ đảo chính kéo dài 5 giờ đồng hồ.
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Elmar Brok dự đoán rằng “ông Erdogan sẽ cố gắng mở rộng quyền lực của mình”, còn Tổng thống Pháp Francois Hollande nhận định có thể Tổng thống Erdogan sẽ tiến hành một đợt "trấn áp".
Tổng thống Erdogan đã tước bỏ quyền miễn trừ của các nghị sĩ đối lập người Kurd bằng cách ban hành sửa đổi hiến pháp vào tháng 5/2016, khiến nhiều nhà lập pháp EU lo ngại rằng ông Erdogan sẽ bắt giam các nghị sĩ đối lập này.
Một quan chức EU khác cho rằng, “rõ ràng châu Âu sẽ có nhiều lý do hơn để lo ngại nếu cuộc đảo chính thành công”. Tuy nhiên, nếu Thổ Nhĩ Kỳ bỏ tù các nghị sĩ đối lập ôn hòa thì nhiều nghị sĩ Châu Âu cho biết, họ buộc phải phản đối thỏa thuận nhập cư (với Thổ Nhĩ Kỳ) vốn đang là sợi dây kết nối Liên minh Châu Âu.
Trong khi đó, Washington và NATO có chút ít hy vọng rằng, Tổng thống Erdogan sẽ lãnh đạo chính phủ theo chiều hướng ít độc đoán hơn sau cuộc đảo chính. Một kịch bản còn khó hơn cả việc người Đức tiếp nhận hơn 2 triệu người tị nạn Syria hay Pháp đối mặt với một cuộc tấn công khủng bố khác từ các tay súng Hồi giáo cực đoan vào tuần này.
Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn và khó xử hơn đối với các nhà lãnh đạo phương Tây, nếu Tổng thống Erdogan thực hiện cuộc thanh trừng tất cả những người đối lập bằng cách bỏ tù hàng loạt hay kết án tử hình.