Ngày 15/2, nội các Ukraine đã phải triệu tập một cuộc họp bất thường và ban bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng vì sự phong tỏa nguồn cung cấp than từ Donbass.
Thủ tướng Volodymyr Groysman cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến mất điện trên diện rộng và khiến cho ngành công nghiệp luyện kim của Ukraine bị lụn bại. Ông Groysman thừa nhận: “Chúng tôi không thể gọi sự phong tỏa này bằng bất kỳ tên nào khác ngoài sự xói mòn nền kinh tế". Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov nói rằng chỉ nửa tháng nữa là các nhà máy ở thành phố Mariupol và Kryvyi Rih sẽ phải ngừng hoạt động.
Trên thực tế, Chính phủ Ukraine đã thực sự khốn đốn trước hành động phong tỏa nguồn cung cấp than từ Donbass. Cần lưu ý rằng việc các tay súng tình nguyện người Ukraine, những người từng tuyên bố phong tỏa kinh tế-thương mại khu vực Donbass ly khai từ tháng 12/2016, nằm dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Nội vụ Avakov. Lực lượng ủng hộ phong tỏa Donbass còn bao gồm một số nhà lập pháp như Semen Semenchenko, người sáng lập Tiểu đoàn tình nguyện Donbass vốn bị cáo buộc tội diệt chủng.
|
Tổng thống Petro Poroshenko lên án hành động phong tỏa nguồn cung cấp than từ Donbass. Ảnh: Russia Insider |
Một ngày sau khi chính phủ Ukraine ban bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng, Tổng thống Petro Poroshenko cũng đã lên án hành động phong tỏa nguồn cung cấp than từ Donbass. Tuy nhiên, chính phủ Ukraine lại không có hành động thực tế để giải quyết vấn đề.
Hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng ở Donetsk và Lugansk vốn cung cấp cho Ukraine than Antraxit vốn không thể thiếu đối với việc sản xuất năng lượng. Trước khi chiến tranh nổ ra, khu vực Donbass đã cung cấp 70% tổng lượng than tiêu thụ của Ukraine. Báo Nga Izvestia dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho biết hầu như tất cả các nguồn cung cấp than antraxit đều nằm trong khu vực có xung đột ở Donbass.
Hành động tự phong toả năng lượng của Kiev đã mang lại kết quả vô cùng ảm đạm: Tổng Công ty Liên minh công nghiệp Donbass (công ty luyện kim lớn nhất của Ukraine) đã ngừng sản xuất gang, thép, than cốc và cán thép ở khu vực Alchevsk do Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng kiểm soát và đã ngừng phát điện cho thị trấn này. Công ty luyện kim lớn nhất Ukraine này cho biết nhà máy luyện kim của công ty trong khu vực Dnepropetrovsk sẽ ngừng làm việc trong tương lai gần bởi vì nó không thể hoạt động mà không có than cốc từ Alchevsk.
Phái bộ OSCE ở Ukraine lưu ý rằng việc đóng cửa các nhà máy ở khu vực Dnepr và các nhà máy than cốc ở thị trấn Alchevsk sẽ khiến cho 10.000 người không có việc làm và diễn biến triển tương tự tại nhà máy luyện kim Ynakiyevo có thể khiến cho 15.000 lao động thất nghiệp.
Ban giám đốc của Zaporizhstal, nhà sản xuất thép lớn thứ tư của Ukraine, nói rằng nếu các biện pháp phong tỏa nguồn cung cấp than từ Donbass không được dỡ bỏ, lĩnh vực năng lượng và công nghiệp nặng của Ukraine sẽ sụp đổ trong vòng hai hoặc ba tuần tới. Việc phong tỏa nguồn cung cấp than sẽ khiến cho các nhà máy nhiệt điện ngừng hoạt động, dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng và cuối cùng làm suy yếu toàn bộ nền kinh tế Ukraine. Sự sụt giảm sản lượng công nghiệp sẽ tiếp tục phá giá đồng hryvnia, đơn vị tiền tệ của Ukraine.
Hành động phong tỏa này cũng khiến cho hai nhà máy luyện kim lớn ở khu vực ly khai của Donbass. Hai nhà máy luyện kim này thuộc quyền sở hữu của người đàn ông giàu nhất Ukraine là nhà tài phiệt Rinat Akhmetov. Điều này đã dẫn đến suy đoán về một cuộc chiến tranh thương mại giữa nhà tài phiệt Rinat Akhmetov và Tổng thống tỷ phú Poroshenko.
Nói tóm lại, chính phủ Ukraine đã “tự bắn vào chân”, khi thích tạo ra những rắc rối nhưng lại không có khả năng giải quyết hậu quả mà chúng mang lại cho đất nước.