Phiến quân IS có đủ sức đánh chiếm đất đai ở Afghanistan?

Google News

(Kiến Thức) - Chuyên gia chính trị Hasan Abdullah phân tích  những vấn đề xung quanh câu hỏi: Liệu phiến quân IS có đủ sức đánh chiếm đất đai ở Afghanistan hay không.

Tờ The Times đưa tin rằng, phiến quân IS được cho là đã giành được bốn huyện ở miền đông Afghanistan trong bối cảnh 1.000 chiến binh Hồi giáo địa phương thề trung thành với tổ chức khủng bố khét tiếng này.
Đây được coi là một bước tiến trên con đường dần thiết lập căn cứ IS ở Afghanistan. Tờ The Long War Journal đã đăng tải các hình ảnh về một trại đào tạo của IS ở tỉnh Nangarhar, miền đông Afghanistan. Theo báo mạng này, “quân đội Afghanistan đang chật vật chống chọi lại với mối đe dọa mới này, trong lúc đang chịu tổn thất nặng nề về người và các cuộc tấn công diễn ra hàng ngày. Ước tính, 500 binh sĩ Afghanistan thiệt mạng mỗi tháng”.
Tương tự như trên, báo mạng The Independent đưa tin, hàng chục nghìn người dân ở Afghanistan đã tháo chạy trong nỗ lực để thoát khỏi mối đe dọa đang ngày càng lớn của phiến quân IS.
Tuy nhiên, chuyên gia chính trị kiêm nhà báo Hasan Abdullah cho đài Sputnik biết, sự hiện diện của tổ chức khủng bố IS ở Afghanistan không phải điều gì quá nghiêm trọng và sự việc đã bị thổi phồng.
Phien quan IS co du suc danh chiem dat dai o Afghanistan?
 Các hình ảnh về một trại huấn luyện của IS ở Afghanistan.
“IS có hiện diện ở Afghanistan và Pakistan, nhưng sự việc đã bị phóng đại. Khi nói về tỉnh Nangarhar, chúng tôi nhận thấy một số cựu chiến binh Taliban (ở Pakistan) đang có xu hướng chuyển sang gia nhập nhóm IS. Số lượng các thành phần này xấp xỉ 3.000 tên hoặc hơn. Chúng đang là mối phiền toái đối với cho cả Pakistan lẫn chính phủ Afghanistan. Tuy nhiên, ngay cả khi lực lượng này thề trung thành với Nhà nước Hồi giáo, thì cũng chẳng có một sự khác biệt đáng kể nào cả”, chuyên gia Abdullah nói.
Ông tiếp tục cho biết rằng, “Có một số những vụ việc nào đó như các cuộc hành quyết thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông. Tuy nhiên, về mặt quân sự, sự có mặt ở IS trên lãnh thổ Afghanistan cũng không gây ra mối đe dọa lớn hơn Taliban hay al-Qaeda”.
Đề cập tới các nhóm và sự hình thành các tổ chức thánh chiến, chuyên gia chính trị Abdullah cho rằng, trở lại trong năm 2014, có một số chia rẽ trong nội bộ các nhóm thánh chiến đó. Và nhiều tên trong số đó đã rời sang Syria. Nhưng cho tới nay, với nhiều lý do thần học, nên nhiều nhân vật thánh chiến cốt cán vốn là thành viên của al-Qaeda cảm thấy rằng, IS đã xa rời lập trường Hồi giáo trước kia, vì thế nhiều kẻ khủng bố bắt đầu quay trở lại (Afghanistan). Chuyên gia Abdullah khẳng định: "Có một sự phân cực ngay trong hàng ngũ những các phần tử thánh chiến của IS”.
“Taliban thực sự đã đưa tuyên bố chống lại IS với nội dung rằng nhóm IS đã can thiệp vào các công việc nội bộ của chúng. Có những cuộc đụng độ gần Jalalabad. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông báo chính thức nào từ phíaTaliban cả. Có vẻ như rằng bây giờ, Taliban đang tập trung vào khía cạnh quyền lực mềm",  chuyên gia Abdullah nhận định.
Thanh Nga (theo Sputnik)

Bình luận(0)