Vấn đề Triều Tiên đang nóng lên từng giờ. Chính quyền của ông Trump cảnh báo Bình Nhưỡng chớ có khiêu khích thên nữa và cử một nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu áp sát bán đảo Triều Tiên. Về phần mình, Triều Tiên tuyên bô sẵn sàng giáng trả đích đáng “mọi hình thức chiến tranh” mà Mỹ tiến hành. Trong khi đó, các chuyên gia của quân đội Đức cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sắp thử hạt nhân.
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đơn phương “giải quyết vấn đề Triều Tiên”. Ảnh: Daily Express |
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ám chỉ về tấn công phủ đầu Triều Tiên, một nước có trong tay vũ khí hạt nhân. Ông Trump lớn tiếng đe dọa rằng nếu Trung Quốc không chịu giải quyết “vấn đề Bắc Triều” thì Mỹ “sẽ làm điều đó”, theo báo Finalcial Times.
Chỉ có điều, chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng đã phát triển tới mức mà mọi cuộc tấn công chống CHDCND Triều Tiên, kể các tấn công hạn chế, đều đi kèm với những rủi ro không thể tính trước. Với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ tên lửa, Triều Tiên được chuẩn bị tốt hơn nhiều so với trước đây để đối phó và giáng trả đòn tấn công phủ đầu của Mỹ.
Tấn công Triều Tiên “nói dễ hơn làm”
Trong tháng 2/2017, Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa tầm trung KN-15. Tuy KN-15 không có tính năng vượt trội hơn loại tên lửa tầm trung Musudan, nhưng nó lại sử dụng nhiên liệu rắn tăng cường đáng kể mức độ cơ động và sẵn sàng trực chiến.
|
Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa tầm trung nhiên liệu rắn Kn-15. Ảnh: Koogle TV |
Các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng của Triều Tiên bị coi là khá lỗi thời. Chúng có hai bình chứa: một bình chứa nhiên liệu và một bình chứa ô xy hóa lỏng. Chỉ có điều loại tên lửa này chỉ được chứa nhiên liệu trong một khoảng thời gian nhất định và chỉ được nạp nhiên liệu ngay cạnh bệ phóng. Điều đó, khiến cho các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng của Triều Triên dễ bị tổn thương trước đòn tấn công phủ đầu.
Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn có thể được di chuyển dễ dàng trong trạng thái đã nạp nhiên liệu, không cần xe đặc chủng chở nhiên liệu đi cùng và có thể sẵn sàng trực chiến chỉ sau vài phút. Chính vì vậy mà loại tên lửa KN-15 có tính cơ động cao, khó bị đối phương phát hiện và tấn công tiêu diệt.
Một tin tức gây chấn động nữa là việc Triều Tiên thử thành công tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn phóng từ tàu ngầm KN-11 trong tháng 5/2016. Với vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung trong tháng 2 năm nay, giới phân tích lo ngại rằng Triều Tiên đã có trong tay một phiên bản tên lửa tương tự phóng từ đất liền.
Chuyên gia tên lửa người Đức Markus Schiller nói: “Trước đây, Bắc Triều Tiên hầu như không có kinh nghiệm về tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn. Bây giờ, Bình Nhưỡng có trong tay tên lửa đạn đạo tầm trung 2 tầng sử dụng nhiên liệu rắn, với tầm bắn tới 2.000 cây số”.
Điều này cũng khiến cho NATO lo ngại. Một quan chức tại đại bản doanh của NATO ở Brusssels thừa nhận: “Hiện thời, không ai dám cười nhạo tên lửa của Bắc Triều Tiên”.
Liệu Triều Tiên có sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân?
Hồi tháng 3/2016, nhà lãnh đạo Kim Jong-un lần đầu tiên khẳng định việc sở hữu một vũ khí hạt nhân đủ nhỏ và nhẹ để lắp vào tên lửa đạn đạo. Trong khi giới phân tích cho rằng Triều Tiên chưa đạt đến trình độ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa, đô đốc Mỹ William Gortney không loại trừ việc Bình Nhưỡng đã có trong tay công nghệ thu nhỏ vũ khí hạt nhân.
Đó là chưa kể Triều Tiên còn sở hữu nhiều loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có chất độc thần kinh VX, một thứ vũ khí hóa học được cho là đã được dùng để sát hại công dân Triều Tiên “Kim Chol” mà báo chí phương Tây nói là ông Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Nhật Bản và Hàn Quốc thấp thỏm lo âu
Chuyên gia người Đức Markus Schiller cho rằng các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường đều có thể chuyển sang lắp đầu đạn chứa chất độc VX. Và theo chuyên gia quân sự Mỹ Robert Bateman, xét về khía cạnh chiến lược, “chẳng có gì khác biệt lớn, khi người ta bị chết bởi khí độc thần kinh sau vài phút hay chết ngay lập tức bởi bom nguyên tử”.
Nguy cơ này là đặc biệt lớn đối với Hàn Quốc và Nhật Bản, hai nước nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên. Riêng Hàn Quốc, đặc biệt là thủ đô Seoul có hàng chục triệu dân, còn nằm trong tầm bắn của trọng pháo và tên lửa phóng loạt của Bình Nhưỡng.
Lãnh thổ Mỹ hiện chưa bị tên lửa Triều Tiên đe dọa nghiêm trọng như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng với đà tiến bộ công nghệ vượt bậc hiện nay, chẳng bao lâu nữa, Triều Tiên sẽ có trong tay tên lửa dạn đạo tầm xa phóng từ đất liền hoặc từ tàu ngầm vươn tới miền tây nước Mỹ.