Triều Tiên vẫn tiếp tục những nỗ lực nhằm phát triển sức mạnh tên lửa và vũ khí hạt nhân trong năm 2014. Mặc dù sự đóng cửa với thế giới của quốc gia đông bắc Á này khiến cho việc đánh giá tiềm năng chiến lược của các chương trình của Triều Tiên là một nhiệm vụ khó khăn, những nguồn tin mở có thể cung cấp thêm thông tin về sự tiến triển của Triều Tiên. Đặc biệt quan trọng là những tiến triển của Triều Tiên trong cơ sở hạ tầng hạt nhân, lượng nhiên liệu hạt nhân sản xuất được và chương trình tên lửa đạn đạo quốc gia.
Khi mà năm 2013 sắp kết thúc, những thông tin về việc Triểu Tiên mở rộng các cơ sở liên quan đến sản xuất plutonium xuất hiện. Những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy những sự phát triển rõ rệt tại 2 cơ sở mới dùng để sản xuất nhiên liệu cho lò phản ứng 5 MW và Lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm (ELWR) 25-30 MW. Trong tháng 4/2013, Triều Tiên đã tuyên bố ý định tái khởi động lò phản ứng hạt nhân 5 MW, sau khi đã bị đình chỉ năm 2007. Điều này đã được khẳng định trong “Đánh giá Nguy cơ Toàn cầu của Cộng đồng Tình báo Mỹ” được đưa ra vào tháng 1/2014 bởi James Clapper. Chín tháng sau, IAEA khẳng định những dấu hiệu của trạng thái hoạt động ở lò phản ứng 5 MW ở Triểu Tiên.
|
Hình ảnh một lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên từ trên vệ tinh và dưới mặt đất |
Trong suốt năm 2014, vài nguồn tin đề cập đến việc một lò phản ứng đã được tắt. Quá trình này thường gây ra những quan ngại về vấn đề hoạch định chính sách khi nó thường đi kèm với việc xả nhiên liệu đã qua sử dụng cho quá trình tái chế plutonium. Chuyên gia nghiên cứu về những chứng cứ có được thì lại cho rằng không hề có dấu hiệu của việc xả nhiên liệu đã qua sử dụng và việc tắt lò phản ứng trước đó nhiều khả năng là để bảo trì. Nhưng những số liệu được công bố gần đây cho thấy trong thời gian 10 tuần lò phản ứng đó tắt đã có những hoạt động khác qui mô hơn so với việc bảo trì. Với những tiến bộ của ELWR, các báo cáo đến giữa năm 2014 nói rằng khi hoàn thành, cơ sở này có thể tạo ra khoảng 30 đến 40 kilogram plutonium - đủ cho 5 đến 6 đầu đạn hạt nhân - nhiều gấp vài lần so với năng suất của là phản ứng 5MW.
Việc làm giàu uranium cũng đã có nhiều tiến triển. Bình Nhưỡng lần đầu tiên công nhận có sở hữu chương trình làm giàu uranium vào tháng 9/2009. Một năm sau đó, Bình Nhưỡng cũng đã quyết định tiết lộ về nhà máy làm giàu uranium tại khu tổ hợp Yongbon. Nhà máy này được dự tính là có thể sản xuất 40 kilogram uranium được làm giàu ở mức cao mỗi năm, đủ cho 2 quả bom nguyên tử. Đến giữa năm 2013, hình ảnh từ vệ tinh đã cho thấy những cơ sở này đã được mở rộng, tăng gấp đôi khả năng làm giàu. Hình ảnh vệ tinh trong năm 2014 cũng cho thấy việc sửa đổi bên ngoài tại các cơ sở làm giàu uranium đã được hoàn tất, nhiều khả năng đồng nghĩa rằng việc lắp đặt máy li tâm cùng hoạt động thi công các công trình bên trong khác đang được tiến hành, có thể sẽ hoàn thành vào cuối năm.
|
Triều Tiên phóng tên lửa mang theo vệ tinh |
Có thể dựa vào những thông tin này, những tuyên bố gần đây của quan chức Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã sở hữu được kiến thức và công nghệ cần thiết để lắp ghép thiết bị hạt nhân dựa trên uranium. Một thiết bị hạt nhân thô sơ được làm từ uranium làm giàu cao – chẳng hạn như bom hạt nhân phân hạch - có thể không gây trở ngại về công nghệ cho một quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân như Triểu Tiên. Tuy nhiên, những loại vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ gây ra nhiều khó khăn phức tạp hơn và nhiều khả năng là nằm ngoài tầm hiểu biết của các nhà khoa học Triều Tiên trong thời điểm hiện tại.
Lần thử thứ 4?
Những quan ngại về an ninh khác đều liên quan đến vụ thử hạt nhân giả định thứ 4 của Triều Tiên. Được phát hiện lần đầu vào tháng 5/2013, việc xây dựng một đường hầm mới tại Bãi thử hạt nhân Punggye-ri được tiến hành vào đầu năm 2014 đã dấy lên những lo ngại về một cuộc thử hạt nhân nữa sẽ diễn ra. Trong khi phó đại sứ tại Liên Hiệp Quốc của Triều Tiên tuyên bố sẽ tiến hành một phương pháp thử hạt nhân mới, một vài khả năng là có vẻ chính xác, bao gồm cả thử hạt nhân cùng lúc trong đường hầm hay kiểm tra khí quyển. Nhiều tháng sau, Bình Nhưỡng lại đe dọa tiến hành thử hạt nhân một lần nữa. Có thời điểm, quan chức Hàn Quốc còn biết rằng Triều Tiên đã chuẩn bị xong mọi thứ cần thiết cho một vụ thử hạt nhân, chỉ thiếu duy nhất ý chí chính trị để làm điều đó.
Ngược lại với những tuyên bố này, hình ảnh vệ tinh tiếp tục cho thấy trước mắt sẽ không có vụ thử hạt nhân nào và Binh Nhưỡng vẫn chưa thực hiện lời hứa của mình là sẽ có một hình thức thử hạt nhân mới. Các nhà phân tích cho rằng ba vụ thử hạt nhân đầu tiên không hề có những số liệu khoa học quan trọng và có lẽ mang tính chính trị nhiều hơn là kĩ thuật. Thế nhưng, sự nguy hiểm của những vụ thử hạt nhân khác vẫn còn nguyên vẹn, khi nó có thể cho phép Triều Tiên có tiến triển trong việc thu nhỏ hóa đầu đạn hạt nhân của mình để có thể gắn vào tên lửa đạn đạo trong tương lai. Hơn nữa, các chuyên gia nói rằng ngay cả nếu Triều Tiên có thể phát triển đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, vẫn còn nhiều khó khăn về kĩ thuật khác dành cho Triều Tiên trước khi muốn có được một vũ khí hạt nhân có thể hoạt động được.
|
Hình ảnh từ một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên |
Triểu Tiên cũng đã có những bước tiến trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo. Vào đầu năm nay, những hình ảnh từ vệ tinh đầu tiên đã cho thấy có vẻ như những bước thứ nhất và thứ hai của việc thử động cơ của tên lửa liên lục địa (ICBM) đã diễn ra tại bãi phóng tên lửa Sohae. Những vụ thử tương tự cũng diễn ra trong tháng 3/4 , tháng 6/7 và đầu tháng 8, khiến cho số vụ thử giai đoạn đầu của KN-08 trong năm 2014 là 5 lần. Phương tiện chuyên chở tên lửa KN-08 – có thể được dựa trên công nghệ SS-N-6 của Liên Xô – được xác định lần đầu năm 2011 và có thể đang được cải tiến. Thế nhưng, do vẫn chưa có bất kì vụ thử ICBM hoàn chỉnh nào nên vẫn còn hơi sớm để cho rằng loại tên lửa đạn đạo này sẽ là một phần trong kho vũ khí của Triều Tiên trong thời gian sớm. Sự không nhất quán về loại nhiên liệu và thiết kế của tên lửa này cũng khiến nhiều nhà phân tích phải suy nghĩ, trong khi các nhà quan sát đã để ý thấy rằng Triều Tiên thiếu kinh nghiệm xử lý với công nghệ nhiên liệu rắn được xem là song hành với loại tên lửa 3 tầng này. Các kĩ sư Triều Tiên cũng gặp nhiều trở ngại khác khi phát triển ICBM, cụ thể là về phương tiện chuyên chở và yêu cầu hoạt động linh hoạt.
|
Tên lửa KN-08 của Triều Tiên |
Cũng nằm trong những tính toán về ICBM của Triều Tiên trong năm 2014 là sự nâng cấp bãi phóng Sohae, nơi hiện đã có thể dùng để thử tên lửa đạn đạo hay phóng tàu vũ trụ. Giờ đây, Triều Tiên có thể thử một tên lửa Unha-3 nữa hay thậm chí là một loại tên lửa lớn hơn, một khi nó đã đạt đến trạng thái hoạt động.
Bình Nhưỡng cũng có thể đã thử một loại tên lửa đất đối đất mới, KN-02. Dựa trên tên lửa SS-21 Scarab của Nga, KN-02 được thiết kế để có thể đạt đến khoảng cách xa hơn (220 km) và được xem là tên lửa chính xác nhất mà Triều Tiên sở hữu. Triều Tiên hiện vẫn chưa làm chủ được công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cho tên lửa, nhưng KN-02 có thể là ứng viên phù hợp khi Nga được biết đã từng đặt đầu đạn hạt nhân 100 kiloton trên tên lửa SS-21.
Khả năng tấn công lần hai
Một cải tiến nữa mà Triều Tiên muốn tạo ra là khả năng bắn lần thứ 2. Phía Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đang phát triển một ống phóng tên lửa theo chiều dọc cho tên lửa phóng từ tàu ngầm (SLBM). Để chứng minh cho thông tin này, những hình ảnh vệ tinh gần đây đã xác định được một bãi thử mới tại xưởng đóng tàu phía nam Sinpo của Triều Tiên, có thể dùng để phát triển bệ phóng tên lửa thẳng đứng cho tàu ngầm. Hồi cuối tháng 10, nhiều nguồn tin cho rằng một vụ phóng thử tên lửa có thể đã xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều dự đoán cho rằng sẽ còn phải cần vài năm nữa để Triều Tiên có thể vượt qua những trở ngại kĩ thuật trong sự phát triển SLBM có thể vận hành được ở trong nước.
|
Loại tên lửa phóng từ tàu ngầm đang được Triều Tiên nghiên cứu |
Một giả thuyết cũng chưa được xác nhận đó là khả năng Triều Tiên trang bị cho đội tàu ngầm của mình các SLBM. Theo Jane’s, Triều Tiên có thể phóng SLBM từ tàu ngầm Type 033 của Trung Quốc bằng cách trang bị cho chúng ông phóng ngang. Mặc dù còn có những hạn chế về vận hành, cả tên lửa Hwasong 6 và KN-02 có thể là ứng viên cho phương pháp này. Một khả năng khác có thể là bao gồm việc tiếp nhận tàu ngầm lớp Golf mà Triều Tiên từng mua của Nga. Ông Joseph Bermudez, tuy vậy, lại cho rằng có 3 nhân tố để ngăn cản Triều Tiên phát triển tên lửa SLBM trong nước: 1) Những tàu ngầm lớp Romeo và Whisky của Triều Tiên đều không thể phóng SLBM ; 2) Triều Tiên thiếu kinh nghiệm kĩ thuật trong việc phát triển và sử dụng SLBM ; 3) Kho vũ khí của Triều Tiên thiếu tên lửa đạn đạo phù hợp với sự chuyển đổi sang SLBM.
Những vụ phóng tên lửa
Trong năm nay cũng đã phát hiện nhiều vụ việc liên quan đến tên lửa hơn ở Triều Tiên, với một vài lần phóng tên lửa có chủ đích, phần lớn là để đáp trả các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc hay cuộc họp bên lề Hội nghị An toàn Hạt nhân của Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc. Vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong có lẽ là nổi bật nhất. Các chuyên gia tin rằng hai vụ thử nghiệm vào hồi giữa tháng 3 đã được thực hiện với tên một phiên bản cải tiến của tên lửa Rodong mục tiêu là mang theo đầu đạn hạt nhân, cho dù vẫn còn cần phải thử nghiệm thêm nữa để đánh giá tính chắc chắn của nó. Một khả năng cũng dễ xảy ra đó là những lần thử nghiệm tên lửa này là để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược. Các nhà phân tích nhận thấy góc bắn được sử dụng cho phép tên lửa đạt được độ cao cao hơn (160km), nên đấy có thể coi là phương pháp ngăn chặn sự can thiệp bởi hệ thống PAC-3 – bị giới hạn ở độ cao 40km – và được quân đội Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc sử dụng. Hơn nữa, theo bộ quốc phòng Hàn Quốc, tên lửa Rodong được phóng từ bệ phóng di động. Nếu chính xác, một bệ phóng có tính di động sẽ khiến cho việc quan sát vị trí của những quả tên lửa khó khăn hơn và cũng có thể cho Triều Tiên khả năng tấn công lần thứ 2.
|
Vũ khí phòng thủ tên lửa PAC-3 |
Những phản ứng
Để đáp lại những sự nâng cấp chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã có một vài hành động trong năm 2014. Về mặt chủ động phòng thủ, Hàn Quốc đã nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa và có hệ thống mới, như là cải thiện hệ thống phòng thủ PAC-2 hiện tại cũng như mua hệ thống PAC-3 trong năm 2015. Những hệ thống phòng thủ này phù hợp hơn với những tên lửa đạn đạo bình thường bay ở độ cao thấp hơn, vẫn có nhiều hoài nghi về khả năng ngăn chặn tên lửa đạn đạo chiến lược của hệ thống này.
|
Vũ khí phòng thủ tên lửa Pac-2 của Nhật Bản |
Để giải quyết khoảng cách quốc phòng này, hồi tháng 5/2014, Lầu Năm Góc đã đề xuất triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao theo khu vực (THAAD) tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Seoul cũng đã lên tiếng khẳng định mình đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) riêng để ngăn chặn tên lửa ở độ cao cao hơn 40km. Hệ thống BMD này nhiều khả năng sẽ dựa trên nguyên mẫu tên lửa đất đối không tầm xa THAAD. Đối với tên lửa ở độ cao thấp hơn, Hàn Quốc cũng đã đang phát triển ban Phòng không và phòng thủ tên lửa Hàn Quốc (KAMD). Kể từ khi được thành lập năm 2006, KAMD đã có thể trang bị hệ thống PAC-2, tàu khu trục trang bị Aegis, và hệ thống radar Green Chain. Tất cả những phần cứng này sẽ được hỗ trợ bởi chương trình “Chuỗi Hủy diệt” – một nhóm vệ tinh được sản xuất trong nước sẽ hỗ trợ cho khả năng phát hiện dấu hiệu phóng tên lửa của KAMD. Dự kiến hệ thống này sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2021.
|
Hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ |
Bất chấp thỏa thuận trước đó giữa Seoul và Washington về khả năng tương tác tốt hơn giữa Hàn Quốc và hệ thống BMD Mỹ-Nhật, các nhân vật chủ chốt của Hàn Quốc vẫn chưa bằng lòng. Sự không sẵn sàng chấp thuận một hệ thống lá chắn tên lửa chung có thể là do chi phí của hệ thống THAAD cùng với rắc rối trong quan hệ Hàn-Nhật.
Nhật Bản cũng đã có phản ứng với những vụ thử tên lửa gần đây. Tokyo đã có sắn hệ thống PAC-2 và 7 tàu có trang bị hệ thống BMD, những những vụ thử tên lửa của Triều Tien vẫn tiếp diễn khiên Mỹ quyết định triển khai, đến năm 2017, hai tàu khu trục Aegis cho Nhật Bản. Hệ thống Aegis sẽ được trang bị tên lửa ngăn chặn SM-3 có khả năng phá hủy tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn.
Trước đó. tháng 10/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã tuyên bố lắp đặt radar AN/TPY-2 thứ 2 tại Kyoto và tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi tên lửa Triều Tiên của Tokyo. Một năm sau đó radar đã được lắp đặt. Thêm nữa, Mỹ và Nhật Bản đang tìm cách triển khai hệ thống THAAD cho phép quân đội Nhật Bản ngăn chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn tái nhập.
|
Hình ảnh từ một vụ thử tên lửa ở Triều Tiên |
Trung Quốc, Triều Tiên và Nga đã đều lên tiếng quan ngại về sự triển khai THAAD và các hệ thống phòng thủ tên lửa khác, khi các nước này dự đoán nó sẽ dẫn đến đối đầu vũ trang và gia tăng bất ổn trong khu vực. Điều này cho thấy những lo ngại chiến lược gây ra bởi khả năng tầm xa radar X-band trong hệ thống THAAD – gần 2000km – cũng như khả năng đánh chặn của THAAD có thể gây tổn hại đến giá trị chiến lược của vũ khí tên lửa của Bắc Kinh và Moscow.
Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc đã có những chiến lược mới để ngăn cản hay chuẩn bị cho bất kỳ hành động hiếu chiến nào của Triều Tiên. Các cuộc tập trận chung giữa 2 nước vào tháng 2 đến tháng 4/2014 và vào tháng 8/2014 đều được xem là sự thể hiện tính cam kết của Washington dành cho quốc phòng Hàn Quốc. Sự đảm bảo này được củng cố bởi quyết định hoãn chuyển sang kiểm soát thời chiến của Mỹ, do điều kiện an ninh không đảm bảo ở bán đảo Triều Tiên.
Chính sách ngoại giao
Song hành với những biện pháp quốc phòng, các chính sách ngoại giao tiếp tục hướng đến việc phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Trong khi các cuộc nói chuyện sáu bên vẫn đang bế tắc, Washington vẫn đang duy trì những cuộc đối thoại hạt nhân với Triều Tiên: Nếu không có bất kì nỗ lực phi hạt nhân hóa rõ ràng nào, Mỹ sẽ không bàn luận vấn đề vũ khí hạt nhân với Bình Nhưỡng nữa. Gần đây, người đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao đã làm rõ “những nỗ lực phi hạt nhân hóa” sẽ kéo theo điều gì. Thay vì yêu cầu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, khởi động lại các cuộc nói chuyện sáu bên có thể là điều kiện để Triều Tiên bắt đầu quá trình phi hạt nhân hóa và chấp hành các điều lệ được kí kết tháng 2/2012: dùng các chương trình hạt nhân bao gồm làm giàu uranium, cho phép IAEA đến kiểm tra và dừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Về phần mình, Trung Quốc tiếp tục thể hiện mong muốn khởi động lại các cuộc nói chuyện về hạt nhân, nhưng cũng đang đặt sức ép chính trị lên Triều Tiên, buộc nước này thay đổi thái độ, đặc biệt là những hành động có liên quan tới các vụ thử hạt nhân trong tương lai. Trung Quốc còn đang tập trung nhiều sự chú ý ngoại giao vào Hàn Quốc trong 12 tháng vừa qua. Hàn Quốc và Trung Quốc không chỉ chia sẻ “quan ngại sâu sắc” về khả năng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, mà chính phủ Trung Quốc còn ủng hộ cách giải quyết của Hội đồng Bảo an là tăng cường lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sau khi nước này thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 3. Sự liên kết bền chặt hơn giữa 2 nước này được xem là một nhân tố đằng sau những chuyến thăm ngoại giao gần đây của Triều Tiên.
|
Tấm poster ở Triều Tiên có nội dung: "Nhân dân cùng nhau đẩy lùi nỗ lực gây chiến tranh hạt nhân của Mỹ" |
Khi mà cả thế giới chứng kiến tiến bộ về hạt nhân và tên lửa mà Triều Tiên đạt được thì ngày càng rõ ràng rằng nước này sẽ không từ bỏ tình trạng hạt nhân của mình. Thực tế, một vài tiến bộ được biết đến trong cả 2 chương trình cho thấy Bình Nhưỡng đang muốn có được khả năng ngăn chặn hạt nhân đáng tin cậy thông qua sự phát triển của khả năng tấn công lần thứ 2 trong khu vực, mặc dù một vài tiến trình của Triều Tiên vẫn còn mới ở trong giai đoạn thai nghén. Kết quả là, Hàn Quốc và Nhật Bản đang tăng cường khả năng chủ động phòng thủ tên lửa đạn đạo còn Mỹ thì tiếp tục củng cố các cam kết ngăn chặn mở rộng của mình.
Bởi sự khởi động lại các cuộc nói chuyện sáu bên có vẻ như là khó xảy ra và cũng đang có nhiều bất đồng chiến lược sâu sắc giữa các cường quốc trong khu vực (như Mỹ và Nga, Trung Quốc với Nhật Bản), bất kì biến chuyển lớn nào về chính trị hay ngoại giao có thể dùng để thuyết phục Triều Tiên dừng các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình vẫn còn rất khó đạt được. Kết luận lại, việc duy trì sự ổn định chiến lược dài hạn tại Đông Bắc Á sẽ vẫn là một nhiệm vụ khó khăn.