Nga cần những người bạn, trước hết ở phương Đông

Google News

(Kiến Thức) - Trong Thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội ở điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: "Chúng ta không tìm kiếm kẻ thù mà cần những người bạn”.

Vậy Tổng thống Putin nhìn thấy những người bạn và đối tác ở khu vực nào trên thế giới?
Không phải ở Mỹ và Tây Âu, mà ở phương Đông. Theo Tổng thống Putin, Nga có tiềm năng to lớn trong sự hợp tác với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Nga can nhung nguoi ban, truoc het o phuong Dong
Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Chúng ta không tìm kiếm kẻ thù mà cần những người bạn”. Ảnh Reuters 
Khái niệm chính sách đối ngoại mới được Tổng thống Putin phê chuẩn vào ngày 30/11 viết rõ: "Nga xem xét việc tăng cường vị thế của mình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và củng cố quan hệ với các quốc gia trong khu vực là một phương hướng chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại”.
Nga cũng chủ trương tăng cường hợp tác với SCO, ASEAN, với APEC, Diễn đàn Á-Âu và chủ trương tạo ra một không gian chung để phát triển.
Về hợp tác song phương, một định hướng ngoại giao của Nga là phát triển và mở rộng quan hệ với các đối tác truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ và Hàn Quốc.
Khái niệm chính sách đối ngoại mới có một chương riêng nói về quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN, trong đó có đoạn viết: "Nga chủ trương củng cố hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Vì sao Nga chuyển hướng sang phương Đông và xu hướng này sẽ kéo dài bao lâu?
Trong Thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội Nga, Tổng thống Putin trả lời: "Chính sách hiện tại của Nga hướng về phương Đông không dựa trên những cân nhắc về các cơ hội trước mắt, cũng không phải vì sự nguội lạnh trong quan hệ với Mỹ và Liên minh Châu Âu. Chính sách với Châu Á của Nga xuất phát từ lợi ích quốc gia lâu dài và các xu hướng phát triển của thế giới".
Về các xu hướng phát triển của thế giới, có một xu hướng rất quan trọng được đề cập đến trong Khái niệm chính sách đối ngoại của Nga và đó là "sự chuyển dịch trọng tâm kinh tế toàn cầu sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".
Còn có một yếu tố nữa khiến Nga phát triển hợp tác với các nước Châu Á-Thái Bình Dương: bản thân nước Nga là một bộ phận của khu vực này. Vì thế, Nga muốn tham gia vào quá trình hội nhập khu vực, để phục vụ lợi ích phát triển vùng Siberia và Viễn Đông.
Minh Châu (Theo Sputnik)

>> xem thêm

Bình luận(0)