|
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
|
Thuyết phục Trung Quốc gây sức ép đối với Triều Tiên
Bà Park Geun-hye đến Bắc Kinh ngày 27/6 để thuyết phục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hối thúc Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của bà Park Geun-hye, kể từ khi nhậm chức tổng thống Hàn Quốc vào cuối tháng Hai.
Trọng tâm của chuyến thăm này sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình vào chiều 27/6, dự kiến sẽ tập trung vào bế tắc quốc tế về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tổng thống Park Geun-hye đã nhiều lần nói rằng bà dụng cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Tập Cận Bình để tranh thủ sự giúp đỡ của đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên trong việc thúc ép Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Hai bên có kế hoạch ra Thông cáo chung, trong đó cam kết sẽ phối hợp hành động nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Ngày 28/6, Tổng thống Park Geun-hye sẽ hội kiến hai nhà lãnh đạo hàng đầu khác của Trung Quốc là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang... để bàn cách cách tăng cường quan hệ song phương.
Tháp tùng Tổng thống Park Geun-hye có tới 71 lãnh đạo doanh nghiệp, lớn hơn nhiều so với con số 36 trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2008 của Tổng thống tiền nhiệm Lee Myung-bak.
Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và hai miền Triều Tiên là một ví dụ rõ ràng về sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.
Về lý thuyết, Triều Tiên được coi là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc. Hơn 50 năm trước đây, hai nước đã ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ nhau trong trường hợp có xung đột. Nhưng trong thực tế, Trung Quốc đã có một mối quan hệ khá rắc rối với “cậu em trai bướng bỉnh”, đặc biệt sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba trong tháng 2/2013.
Đó là chưa kể nền kinh tế của Triều Tiên gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc: 70% khối lượng ngoại thương của Triều Tiên là với Trung Quốc. Triều Tiên nhập khẩu 90% dầu mỏ, 80% hàng hóa tiêu dùng và 40% lương thực thực phẩm từ Trung Quốc.
Điều này hoàn toàn khác với mối quan hệ của Trung Quốc với Hàn Quốc, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1992. Trong hơn hai thập kỷ qua, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Một phần tư khối lượng xuất khẩu của Seoul là đến Trung Quốc và biến Trung Quốc thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Hai nền kinh tế Trung Quốc và Hàn Quốc gắn bó chặt chẽ với nhau trong cái gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu ở Đông Bắc Á.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: