Gần đây nhất, Chính phủ Philippines tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn ở khu vực bên trong và xung quanh thủ đô Manila trong vòng 2 tuần, từ ngày 4/8. Ảnh: Bloomberg.Hiện Philippines đang phải vật lộn để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 khi tổng số ca bệnh COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này đến nay đã vượt mốc 110.000 người, trong đó có hơn 2.100 người tử vong. Ảnh: Bloomberg.Nhiều thành phố của Trung Quốc cũng bị tái phong tỏa do lo ngại làn sóng COVID-19 mới bùng phát. Trong đó, Urumqi, thành phố 3,5 triệu dân ở khu tự trị Tân Cương, tái phong tỏa từ ngày 16/7 sau khi phát hiện 4 ca mắc COVID-19. Ảnh: Ông Trần Toàn Quốc, Bí thư đảng ủy khu tự trị Tân Cương, phát biểu tại một cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 12/3. Ảnh: Reuters.Tại Australia, lệnh phong tỏa được tái áp đặt ở thành phố Melbourne, thủ phủ của bang Victoria, từ 23h59 tối 8/7. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng 4,9 triệu dân trong thành phố này sẽ không được phép rời khỏi nhà trừ khi đi mua sắm hàng thiết yếu, tập thể dục hoặc làm việc. Ảnh: AAP.Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền bang Victoria gần đây còn áp đặt thêm các biện pháp hạn chế mới tại thành phố Melbourne nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: Getty.Đầu tháng 7, chính quyền vùng Galicia của Tây Ban Nha ra lệnh phong tỏa thành phố La Marina với 70.000 dân do lo ngại nguy cơ bùng phát một đợt lây nhiễm mới dịch COVID-19. Ảnh: AA."Cư dân của thành phố La Marina sẽ không được phép rời khỏi khu vực mình sinh sống kể từ 0 giờ ngày 5/7 và lệnh cấm kéo dài đến 10/7", Reuters đưa tin. Ảnh: Reuters.Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi chính quyền vùng Galicia áp đặt lệnh phong tỏa trở lại đối với 200.000 cư dân ở gần thành phố Lerida do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh. Ảnh: Reuters.Hồi tháng 6/2020, Gütersloh là thành phố đầu tiên ở Đức tái áp dụng lệnh phong tỏa sau khi một ổ dịch COVID-19 mới tại đây được phát hiện."Lần đầu tiên sau khi nới lỏng biện pháp tại Đức, chúng tôi sẽ tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố Gütersloh chống dịch giống như trước đây", Thủ hiến bang North-Rhine Westphalia, Armin Laschet, cho biết hôm 23/6. Ảnh: AP.Theo đó, các biện pháp phong tỏa tại Gütersloh có hiệu lực trong một tuần, từ ngày 23 đến 30/6. Người dân thực hiện giãn cách xã hội; các quán bar, bảo tàng và bể bơi,... đều phải đóng cửa. Việc tập trung đông người bị cấm. Ảnh: CNN.Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, thành phố Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu (Ấn Độ), cùng một số khu vực lân cận bị tái áp đặt tình trạng phong tỏa từ ngày 19/6. Ảnh: AJ.Thủ tướng Anh Boris Johnson gần đây cũng yêu cầu các vùng phía Bắc nước này tái áp đặt phong tỏa một phần trong bối cảnh lo ngại về làn sóng COVID-19 thứ hai. Ảnh: NBC News.Trong khi đó, theo hãng Reuters, Thống đốc Tokyo (Nhật Bản), Yuriko Koike, ngày 31/7 cho biết Tokyo có thể sẽ phải tái ban bố tình trạng khẩn cấp nếu tình hình các ca mới mắc COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: FT.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Gần đây nhất, Chính phủ Philippines tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hơn ở khu vực bên trong và xung quanh thủ đô Manila trong vòng 2 tuần, từ ngày 4/8. Ảnh: Bloomberg.
Hiện Philippines đang phải vật lộn để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 khi tổng số ca bệnh COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này đến nay đã vượt mốc 110.000 người, trong đó có hơn 2.100 người tử vong. Ảnh: Bloomberg.
Nhiều thành phố của Trung Quốc cũng bị tái phong tỏa do lo ngại làn sóng COVID-19 mới bùng phát. Trong đó, Urumqi, thành phố 3,5 triệu dân ở khu tự trị Tân Cương, tái phong tỏa từ ngày 16/7 sau khi phát hiện 4 ca mắc COVID-19. Ảnh: Ông Trần Toàn Quốc, Bí thư đảng ủy khu tự trị Tân Cương, phát biểu tại một cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 12/3. Ảnh: Reuters.
Tại Australia, lệnh phong tỏa được tái áp đặt ở thành phố Melbourne, thủ phủ của bang Victoria, từ 23h59 tối 8/7. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng 4,9 triệu dân trong thành phố này sẽ không được phép rời khỏi nhà trừ khi đi mua sắm hàng thiết yếu, tập thể dục hoặc làm việc. Ảnh: AAP.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền bang Victoria gần đây còn áp đặt thêm các biện pháp hạn chế mới tại thành phố Melbourne nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: Getty.
Đầu tháng 7, chính quyền vùng Galicia của Tây Ban Nha ra lệnh phong tỏa thành phố La Marina với 70.000 dân do lo ngại nguy cơ bùng phát một đợt lây nhiễm mới dịch COVID-19. Ảnh: AA.
"Cư dân của thành phố La Marina sẽ không được phép rời khỏi khu vực mình sinh sống kể từ 0 giờ ngày 5/7 và lệnh cấm kéo dài đến 10/7", Reuters đưa tin. Ảnh: Reuters.
Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi chính quyền vùng Galicia áp đặt lệnh phong tỏa trở lại đối với 200.000 cư dân ở gần thành phố Lerida do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh. Ảnh: Reuters.
Hồi tháng 6/2020, Gütersloh là thành phố đầu tiên ở Đức tái áp dụng lệnh phong tỏa sau khi một ổ dịch COVID-19 mới tại đây được phát hiện.
"Lần đầu tiên sau khi nới lỏng biện pháp tại Đức, chúng tôi sẽ tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố Gütersloh chống dịch giống như trước đây", Thủ hiến bang North-Rhine Westphalia, Armin Laschet, cho biết hôm 23/6. Ảnh: AP.
Theo đó, các biện pháp phong tỏa tại Gütersloh có hiệu lực trong một tuần, từ ngày 23 đến 30/6. Người dân thực hiện giãn cách xã hội; các quán bar, bảo tàng và bể bơi,... đều phải đóng cửa. Việc tập trung đông người bị cấm. Ảnh: CNN.
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, thành phố Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu (Ấn Độ), cùng một số khu vực lân cận bị tái áp đặt tình trạng phong tỏa từ ngày 19/6. Ảnh: AJ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson gần đây cũng yêu cầu các vùng phía Bắc nước này tái áp đặt phong tỏa một phần trong bối cảnh lo ngại về làn sóng COVID-19 thứ hai. Ảnh: NBC News.
Trong khi đó, theo hãng Reuters, Thống đốc Tokyo (Nhật Bản), Yuriko Koike, ngày 31/7 cho biết Tokyo có thể sẽ phải tái ban bố tình trạng khẩn cấp nếu tình hình các ca mới mắc COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: FT.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)