Trước đó, Nhật Bản cho biết, họ sẽ không công nhận việc Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku (tên Trung Quốc là Điếu Ngư).
Các hãng hàng không hàng đầu Nhật Bản Japan Airlines và ANA cũng thông báo rằng, họ không có ý định thay đổi kế hoạch của mình và báo cho phía Trung Quốc về việc bay vào khu vực.
|
Tàu Trung Quốc trong khu vực biển mới áp dụng vùng nhận dạng phòng không mới.
|
Về phần mình, các hãng hàng không Mỹ United Airlines, American Airlines và Delta Airlines đã gửi kế hoạch bay của mình trên Vùng nhận dạng phòng không cho Trung Quốc như theo quy định của nước này.
Tháng trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố thiết lập Khu vực đặc biệt để nhận dạng máy bay ở khu vực Biển Hoa Đông nhằm đảm bảo an toàn cho không phận đất nước gây tranh cãi.
Tuyên bố đột ngột của Trung Quốc về một phạm vi phòng không mới ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này gia tăng một chiều hướng mới vào mối căng thẳng và bất trắc vốn đã lên cao ở Biển Hoa Đông.
Điều này có thể làm cho phần lớn thế giới bất ngờ - ngoại trừ Nhật Bản, quốc gia đã đang đối mặt với một thách thức đầy quyết tâm và bền vững từ Trung Quốc ở trong khu vực trong hơn một năm qua.
Truyền thông Nhật Bản đã cảnh báo rằng, Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra những thách thức được lặp đi lặp lại của mình đối với chủ quyền và sự quản lý của Nhật Bản đối với các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông tại các vùng nước xung quanh cho tới không phận.
Trong những tuần gần đây, quân đội Trung Quốc đã phái phi cơ ném bom bay tới gần lãnh thổ Nhật Bản và một phi cơ không người lái tiếp cận quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư đang có tranh chấp, gây ra một cuộc lời qua tiếng lại với những ngôn từ cứng rắn giữa hai bên, bao gồm cả những đe dọa về hành động quân sự có thể xảy ra.
"Chúng ta sẽ thể hiện ý định không chấp nhận một sự thay đổi về hiện trạng bằng vũ lực… chúng ta phải tiến hành các hoạt động như giám sát và tình báo cho mục đích đó"
"Thông báo về một vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc là để phản ứng việc Nhật Bản lạm dụng khu vực riêng của mình để gây ra vấn đề," Victor Gao, giám đốc của Hội quốc tế học quốc gia của Trung nói.
Nhật Bản đã nhiều lần phái phi cơ chiến đấu trong những năm gần đây nhằm theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực nhận dạng phòng không riêng của họ.
Khu vực này bây giờ đã trùng lặp với khu vực của Trung Quốc, làm tăng mối lo ngại về một tính toán sai lầm khi phi cơ chiến đấu của đối thủ tuần tra trên bầu trời.
Tranh chấp có thể tập trung vào các đảo không có người ở vốn biệt lập, nhưng cuộc đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc là một phần của một cuộc thi thố rộng lớn hơn nhiều về quyền lực và uy tín.
Quá tự tin...
Sự phát triển kinh tế và quân sự nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo cho nước này một sự tự tin mới để khẳng định mình trong vùng biển dài lâu nay được thống trị bởi Mỹ và đồng minh.
Hạm đội đại dương mới của Trung Quốc từng tổ chức cuộc tập trận đầy tham vọng hồi tháng 10 cho thấy nước này đã mở ra vùng biển Thái Bình Dương - trực tiếp đi qua quần đảo Nhật Bản vốn hình thành một rào cản tự nhiên trước tham vọng hàng hải của Trung Quốc.
Động thái như vậy nhấn mạnh tham vọng của Bắc Kinh tuyên bố về sự thống trị khu vực của họ và việc này gây ra một phản ứng tự vệ từ Nhật Bản.
"Chúng ta sẽ thể hiện ý định không chấp nhận một sự thay đổi về hiện trạng bằng vũ lực… chúng ta phải tiến hành các hoạt động như giám sát và tình báo cho mục đích đó", Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe phát biểu khi phi cơ và tàu chiến Nhật Bản được gửi tới giám sát các hoạt động của hạm đội Trung Quốc.
Tân lãnh đạo của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, được cho là đã đề nghị chia sẻ Thái Bình Dương với Mỹ trong cuộc gặp với Tổng thống Obama ở California hồi đầu năm nay.
Một số bên thấy đó như là một lời mời để phân chia đại dương thành những khu vực ảnh hưởng.
Nhưng Nhật Bản phản ứng mạnh mẽ với thách thức của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông; và cam kết của Tổng thống Obama tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á được xem là trở ngại đối với tham vọng của Trung Quốc.
Sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với Tokyo dường như đã không còn khi vào tháng 9/2012, Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo tranh chấp ở trung tâm của vụ tranh chấp ở khu vực.
Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản phá vỡ hiện trạng lâu dài về quần đảo và hai nước từ đó bị khóa cứng trong một trận chiến của ý chí.
... Phản tác dụng
Tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang được khuấy động trong cả hai quốc gia, với các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai bên có thể tăng cường vị thế của họ ở trong nước bằng cách tỏ ra cứng rắn về lập trường.
"Người Trung Quốc sẽ ngạc nhiên bởi cách thức phản ứng thù địch từ phía những người láng giềng", Giáo sư Rana Mitter, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Oxford cho biết.
Trung Quốc dường như hy vọng rằng, áp lực gia tăng cuối cùng sẽ buộc Nhật Bản nhượng bộ và chấp nhận đàm phán về tương lai của các hòn đảo.
Tất cả sẽ phụ thuộc vào ý định mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tỏ ra nghiêm túc ra sao để thực thi khu vực mới khẳng định.
Mục đích chính của khu vực này ở giai đoạn hiện nay có thể chỉ mang tính biểu tượng – nhằm làm gia tăng sự bất trắc và làm cho đối thủ phải đoán định.
Một số nhà bình luận Trung Quốc nhấn mạnh rằng, Nhật Bản là mục tiêu thực tế và rằng Bắc Kinh không muốn gây sự với Mỹ.
Họ có vẻ tin rằng Mỹ cuối cùng sẽ thu hẹp quy mô cam kết quân sự tại Tây Thái Bình Dương và cho phép Trung Quốc đảm nhận vị trí thống lĩnh.
Nhưng Trung Quốc có thể chuẩn bị để giảm bớt cường độ ngay từ bây giờ - khi đối mặt với phản ứng quyết liệt từ Washington.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể tìm thấy cơ hội để làm dịu căng thẳng trong một chuyến thăm vào tháng tới đến khu vực, bao gồm cả Bắc Kinh.
Về lâu dài, Trung Quốc có vẻ tự tin rằng họ có thể khuất phục sự đề kháng của Nhật Bản.
Nhưng đó là một chiến lược có thể dễ dàng gây ra phản tác dụng – tạo cho Washington và Tokyo cơ hội củng cố một liên minh phòng thủ trong khu vực, chống lại sự "hung hăng" ngày một tăng cao của một cường quốc đang lên.