Toàn cảnh nhóm quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3 bãi đá) không có người ở, nằm rải rác, cách đảo Okinawa của Nhật Bản 300 km về phía tây nam và 200 km về phía đông bắc Đài Loan.
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư là một vấn đề nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như giữa Nhật Bản và Đài Loan.
15/8/2012, lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã bắt giữ 14 nhà hoạt động Hong Kong vì đặt chân lên đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. 14 người này từ Hong Kong, dùng tàu có tên là Khởi Long, mang cờ Trung Quốc và Đài Loan ra quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku. Sau bốn ngày du hành, họ đổ bộ thành công lên đảo mặc dù có sự canh chừng của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Năm người trên đảo và phần còn lại trên tàu đều bị bắt.Trong hai ngày 15 -16/8/2012, người dân Trung Quốc đua nhau biểu tình đòi thả 14 người Trung Quốc bị bắt, ở nhiều khu vực nhằm phản đối Nhật, đoàn người biểu tình đã đốt cháy một con tàu giấy tượng trưng cho tàu sân bay Izumo của Nhật ngay trước công của Hiệp hội trao đổi Nhật Bản Tại Bắc Kinh, khoảng 2.000 người tập trung bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản để ném đá, chai nhựa và muốn xông vào đại sứ quán khiến cảnh sát Trung Quốc phải dùng dùi cui và khiên chắn để can thiệp. Ước tính có khoảng 60.000 người tham gia biểu tình tại hàng chục tỉnh thành phố trên khắp Trung Quốc. Những người này giận dữ, tấn công các nhà hàng Nhật và ô tô của Nhật sản xuất.
Đáp trả cho hành động này, sáng ngày 19/8/2012, một nhóm 10 người Nhật cũng đã lên một trong những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku/Điều Ngư. Họ đã ở đây vài giờ đồng hồ và vẫy cờ tổ quốc nhằm “khẳng định chủ quyền” của Nhật Bản đối với quần đảo này.
Đỉnh điểm của các hoạt động tranh chấp này là quyết định quốc hữu hóa các hòn đảo đang bị tranh chấp của chính phủ Nhật. Ngày 10/9/2012, chính quyền Tokyo đã thông báo đã mua lại 3/5 hòn đảo thuộc nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. (Trong ảnh là đoàn khảo sát các hòn đảo bị tranh chấp của Nhật Bản)
Chính quyền Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối quyết định này và cho rằng Nhật đang khơi mào lên một cuộc chiến tranh mới mặc cho thời điểm ấy hai nước sắp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 18/9/2012, trong khi biểu tình chống Nhật nổ ra ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc đúng dịp 81 năm kỷ niệm ngày phát xít Nhật xâm lược nước này thì tại Tokyo, lực lượng cánh tả Nhật cũng tổ chức biểu tình khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hàng trăm người Nhật đã xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Đám đông hô to các khẩu hiệu chống Trung Quốc và mang các biểu ngữ có nội dung cứng rắn như: “Hãy đánh chìm tàu Trung Quốc trong lãnh hải chúng ta”, hay “Không lùi bước trước những kẻ khủng bố ở Bắc Kinh”. Khác với các cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc, các cuộc biểu tình ở Nhật diễn ra trong trật tự và không có bạo loạn.
Ngày 24/1/2013, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản dùng súng phun vòi rồng vào một chiếc tàu chở các nhà hoạt động Đài Loan gần Senkaku/Điếu Ngư
Trước đó vào tháng 9/2012, hàng chục tàu cá Đài Loan cũng khởi hành đến vùng biển quanh đảo tranh chấp, thậm chí có tàu thâm nhập vào vùng lãnh hải mà Nhật tuyên bố, để khẳng định chủ quyền. Các tàu tuần duyên Nhật Bản sử dụng vòi rồng để cản đường các tàu này, dẫn đến màn đấu vòi rồng giữa hai bên khi tàu tuần tra Đài Loan đáp trả bằng những ống nước áp suất cao
Vào tháng Chín năm nay, Nhật Bản nói sẽ bắn hạ phi cơ không người lái trong không phận Nhật Bản, sau khi một phi cơ loại này của Trung Quốc bay gần các hòn đảo tranh chấp. Bắc Kinh nói bất kỳ nỗ lực nào của Nhật Bản nhằm bắn hạ phi cơ của Trung Quốc sẽ tạo thành "một hành động chiến tranh".
Mới đây, 23/11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông và các quy định áo dụng tại khu vực này. Cụ thể vùng phòng không nói trên bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung - Nhật đang tranh chấp chủ quyền (vùng cấm bay được đánh dấu bằng đường gạch đỏ)
Ngay sau khi tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Trung Quốc cử hai máy bay quân sự tới gần khu vực tranh chấp, khiến Nhật tung chiến đấu cơ lên bám đuổi. Trong đó, chiếc Tu-154 bay cách khu vực mà Nhật Bản xem là không phận phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ 40 km.
Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Fumio Kishida, cho biết nước này không chấp nhận việc làm của Trung Quốc và coi đây là "hành động đơn phương gây nguy hiểm bởi những sự việc không thể lường trước có thể diễn ra". Ông cũng cho hay, Tokyo đang suy nghĩ về việc đưa ra những biện pháp phản đối ở mức độ cao hơn. Trong khi đó đồng minh quan trọng nhất của Nhật là Mỹ cho biết đã cho 2 máy bay quân sự bay qua một khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà không thông báo với Trung Quốc. Ðây là thách thức trực tiếp đầu tiên đối với nỗ lực thiết lập một khu vực thông báo phòng không của Bắc Kinh.
Toàn cảnh nhóm quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3 bãi đá) không có người ở, nằm rải rác, cách đảo Okinawa của Nhật Bản 300 km về phía tây nam và 200 km về phía đông bắc Đài Loan.
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư là một vấn đề nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như giữa Nhật Bản và Đài Loan.
15/8/2012, lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã bắt giữ 14 nhà hoạt động Hong Kong vì đặt chân lên đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
14 người này từ Hong Kong, dùng tàu có tên là Khởi Long, mang cờ Trung Quốc và Đài Loan ra quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku.
Sau bốn ngày du hành, họ đổ bộ thành công lên đảo mặc dù có sự canh chừng của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. Năm người trên đảo và phần còn lại trên tàu đều bị bắt.
Trong hai ngày 15 -16/8/2012, người dân Trung Quốc đua nhau biểu tình đòi thả 14 người Trung Quốc bị bắt, ở nhiều khu vực nhằm phản đối Nhật, đoàn người biểu tình đã đốt cháy một con tàu giấy tượng trưng cho tàu sân bay Izumo của Nhật ngay trước công của Hiệp hội trao đổi Nhật Bản
Tại Bắc Kinh, khoảng 2.000 người tập trung bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản để ném đá, chai nhựa và muốn xông vào đại sứ quán khiến cảnh sát Trung Quốc phải dùng dùi cui và khiên chắn để can thiệp.
Ước tính có khoảng 60.000 người tham gia biểu tình tại hàng chục tỉnh thành phố trên khắp Trung Quốc. Những người này giận dữ, tấn công các nhà hàng Nhật và ô tô của Nhật sản xuất.
Đáp trả cho hành động này, sáng ngày 19/8/2012, một nhóm 10 người Nhật cũng đã lên một trong những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku/Điều Ngư. Họ đã ở đây vài giờ đồng hồ và vẫy cờ tổ quốc nhằm “khẳng định chủ quyền” của Nhật Bản đối với quần đảo này.
Đỉnh điểm của các hoạt động tranh chấp này là quyết định quốc hữu hóa các hòn đảo đang bị tranh chấp của chính phủ Nhật. Ngày 10/9/2012, chính quyền Tokyo đã thông báo đã mua lại 3/5 hòn đảo thuộc nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. (Trong ảnh là đoàn khảo sát các hòn đảo bị tranh chấp của Nhật Bản)
Chính quyền Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối quyết định này và cho rằng Nhật đang khơi mào lên một cuộc chiến tranh mới mặc cho thời điểm ấy hai nước sắp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 18/9/2012, trong khi biểu tình chống Nhật nổ ra ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc đúng dịp 81 năm kỷ niệm ngày phát xít Nhật xâm lược nước này thì tại Tokyo, lực lượng cánh tả Nhật cũng tổ chức biểu tình khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hàng trăm người Nhật đã xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Đám đông hô to các khẩu hiệu chống Trung Quốc và mang các biểu ngữ có nội dung cứng rắn như: “Hãy đánh chìm tàu Trung Quốc trong lãnh hải chúng ta”, hay “Không lùi bước trước những kẻ khủng bố ở Bắc Kinh”. Khác với các cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc, các cuộc biểu tình ở Nhật diễn ra trong trật tự và không có bạo loạn.
Ngày 24/1/2013, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản dùng súng phun vòi rồng vào một chiếc tàu chở các nhà hoạt động Đài Loan gần Senkaku/Điếu Ngư
Trước đó vào tháng 9/2012, hàng chục tàu cá Đài Loan cũng khởi hành đến vùng biển quanh đảo tranh chấp, thậm chí có tàu thâm nhập vào vùng lãnh hải mà Nhật tuyên bố, để khẳng định chủ quyền. Các tàu tuần duyên Nhật Bản sử dụng vòi rồng để cản đường các tàu này, dẫn đến màn đấu vòi rồng giữa hai bên khi tàu tuần tra Đài Loan đáp trả bằng những ống nước áp suất cao
Vào tháng Chín năm nay, Nhật Bản nói sẽ bắn hạ phi cơ không người lái trong không phận Nhật Bản, sau khi một phi cơ loại này của Trung Quốc bay gần các hòn đảo tranh chấp. Bắc Kinh nói bất kỳ nỗ lực nào của Nhật Bản nhằm bắn hạ phi cơ của Trung Quốc sẽ tạo thành "một hành động chiến tranh".
Mới đây, 23/11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông và các quy định áo dụng tại khu vực này. Cụ thể vùng phòng không nói trên bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung - Nhật đang tranh chấp chủ quyền (vùng cấm bay được đánh dấu bằng đường gạch đỏ)
Ngay sau khi tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Trung Quốc cử hai máy bay quân sự tới gần khu vực tranh chấp, khiến Nhật tung chiến đấu cơ lên bám đuổi. Trong đó, chiếc Tu-154 bay cách khu vực mà Nhật Bản xem là không phận phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ 40 km.
Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Fumio Kishida, cho biết nước này không chấp nhận việc làm của Trung Quốc và coi đây là "hành động đơn phương gây nguy hiểm bởi những sự việc không thể lường trước có thể diễn ra". Ông cũng cho hay, Tokyo đang suy nghĩ về việc đưa ra những biện pháp phản đối ở mức độ cao hơn.
Trong khi đó đồng minh quan trọng nhất của Nhật là Mỹ cho biết đã cho 2 máy bay quân sự bay qua một khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà không thông báo với Trung Quốc. Ðây là thách thức trực tiếp đầu tiên đối với nỗ lực thiết lập một khu vực thông báo phòng không của Bắc Kinh.