Liên minh Châu Âu nên bãi bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga về vấn đề xung đột Ukraine nếu các thỏa thuận trong hiệp định Minsk được thực thi đầy đủ, các chuyên gia trả lời phỏng vấn tờ Sputnik vào thứ 5 (12/2).
Vào thứ 4 (11/2), Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có buổi hội đàm tại thủ đô Minsk, Belarus kéo dài 15 giờ và cuối cùng đã đồng tình 1 loạt các biện pháp để chấm dứt xung đột tại miền đông Ukraine. Các biện pháp này bao gồm: thực hiện lệnh ngừng bắn vô điều kiện, sửa đổi hiến pháp Ukraine, rút hết các nhóm vũ trang nước ngoài, vũ khí và lính đánh thuê khỏi miền đông Ukraine.
|
Tổng thống Poroshenko (bên phải) "miễn cưỡng" bắt tay người đồng cấp Putin tại buổi đàm phán hòa bình ngày 11/2. |
Không còn chỗ cho lệnh trừng phạt
Giám đốc chương trình nghiên cứu các quốc gia láng giềng phía đông của EU và Nga Arkady Moshes cho biết ”Thời gian đã hết, họ (các nước EU) có thể hủy bỏ lệnh trừng phạt rồi. Họ là người bảo đảm cho việc thi hành các thỏa thuận của hiệp định Minsk. Nếu tất cả các điều kiện đều được đáp ứng thì EU chẳng còn lý do gì để duy trì chế độ trừng phạt”.
“Nếu họ vẫn không hủy bỏ những lệnh trừng phạt này thì Nga cũng chẳng có lý do gì để phải thực hiện tiến trình hòa bình”, ông Richard Sakwa, giáo sư về chính trị Nga và Châu Âu tại trường đại học Kent, Anh Quốc phát biểu.
Liên Minh Châu Âu cần làm rõ lập trường của mình về việc loại bỏ các lệnh trừng phạt, đặc biệt là sau khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chính thức tuyên bố vào thứ 5 (12/2) rằng nước Mỹ “sẽ cân nhắc rút lại các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga khi các thỏa thuận trong hiệp định Minsk đã nhất trí vào tháng 9/2014, và cả các thỏa thuận mới đây được thực thi đầy đủ”.
Tuy nhiên việc thực thi đầy đủ tất cả các thỏa thuận đó trong thời gian ngắn là 1 điều khó khăn, các chuyên gia nhận định.
Hiệp định Minsk 2 bắt đầu
Hội đàm về hiệp định Minsk vừa được diễn ra (được gọi là hiệp định Minsk 2 để phân biệt với hiệp định Minsk 1 tổ chức vào tháng 9/2014) vẫn chưa đạt được thì 1 giải pháp tuyệt đối để chấm dứt xung đột Ukraine.
“Hiệp định Minsk 2 không đưa ra lệnh thực thi hòa bình ngay lập tức mà đưa ra cái gọi là tiến trình hòa bình”, giáo sư Sakwa phát biểu.
Chuyên gia Arkady Moshes lại cho biết “hy vọng, không phải là lạc quan mà mà hy vọng. Hiệp định này phản ánh sự thấu hiểu của các bên về việc chỉ vô ích nếu tiếp tục giữ thái độ thù địch”. Tuy nhiên sự thấu hiểu này không đồng nghĩa với việc ngay lập tức thực thi các thỏa thuận của hiệp định Minsk. “Việc thực thi các điều khoản của hiệp định không bảo đảm cho bất cứ thứ gì”, vị chuyên gia bổ sung và chỉ ra sự thật rằng thậm chí khi lệnh ngừng bắn được thiết lập vào ngày 15/2 thì các bên vẫn có thể chiến đấu thêm 2 ngày nữa.
Tuy nhiên, dù các khó khăn vẫn còn đó nhưng sớm hay muộn thì các thỏa thuận ghi trong hiệp định Minsk cũng sẽ được thực hiện và khi đó Moscow có thể nhắc nhở EU về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.