Theo nhà phân tích địa chính trị Tony Cartalucci ở Bangkok, cuộc đảo chính vào cuối tuần qua làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ là một diễn biến địa chính trị đặc biệt thu hút mọi sự chú ý. Bất kể ai đứng đằng sau và động cơ của họ khi thực hiện là gì, cuộc đảo chính cuối cùng đã thất bại trong việc lật đổ chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
|
Phát biểu về cuộc đảo chính quân sự bất thành đêm 15/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi đây chính là “|món quà của Chúa” để giúp ông thanh lọc quân đội. Ảnh fronteranews.com |
Dù vẫn còn quá sớm để kết luận, khi những sự kiện đang diễn ra còn rất nhiều, nhưng có thể thấy rõ các khả năng hợp lý nhất dựa trên những hành động diễn ra sau đó, được thực hiện bởi một loạt đối tượng tiềm năng, những người có thể đã tham gia vào vụ đảo chính.
Mỹ đối mặt với những cáo buộc
Điều quan trọng nhất của các hành động này là những lời cáo buộc từ chính Tổng thống Erdogan nhằm vào Washington, vì đã sắp đặt cuộc đảo chính khi phối hợp với giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ. Theo tờ The Independent của Anh, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã leo thang sau cuộc đảo chính, với việc ông Erdogan đã yêu cầu dẫn độ giáo sĩ trên. Các quan chức cấp cao khác cũng đã trực tiếp đổ lỗi cho Mỹ.
Việc căng thẳng "gia tăng" có vẻ giống như một cách nói giảm đi nếu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự tin rằng Mỹ đứng đằng sau vụ đảo chính. Điều cốt lõi, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Mỹ ủng hộ một mưu ám sát Tổng thống Erdogan, ném bom tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳi, bắn vào công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ trên không, và việc triển khai phương tiện bọc thép hạng nặng trên đường phố của Thổ Nhĩ Kỳ. Về bản chất, Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Mỹ có hành động chiến tranh một cách công khai.
Tuy nhiên, khi xem xét mức độ nghiêm trọng từ những lời cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Mỹ, những hành động của họ cho đến nay đã được thể hiện một các không tương xứng. Không ai cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "đi đến chiến tranh" với Mỹ, thậm chí trong những tranh cãi ngoại giao cũng không có gì đáng kể. Nếu căng thẳng thực sự, các quốc gia sẽ trục xuất các nhà ngoại giao,… nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay, đã không thực hiện điều này với Mỹ. Trong tuần tới, Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ vẫn sẽ không tiến hành, thậm chí là những biện pháp trừng phạt cơ bản nhất - ngay cả các biện pháp cảnh báo. Dường như những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm gây mất tập trung - nhưng sự gây mất tập trung ở đây là vì điều gì?
Cuộc thanh trừng - "Món quà từ Chúa"
BBC ngày 17/7 đưa tin số vụ bắt giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính thất bại hôm 15/7 đã tăng lên hơn 6.000 người, với việc Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ loại bỏ những con "virus" trong các cơ quan nhà nước gây ra vụ đảo chính. Nhiều sĩ quan quân đội cấp cao và gần 3.000 thẩm phán cũng nằm trong số bị bắt giữ. Trong một diễn biến mới nhất ngày 19/7, theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải gần 3.000 nhân viên Văn phòng Thủ tướng, gần 500 nhân viên tôn giáo và đình chỉ công tác 100 nhân viên tình báo.
Đã từ rất lâu người ta mới thấy một cuộc thanh trừng chính trị quy mô lớn như vậy. Mặc dù vụ bắt giữ hàng loạt với quy mô sâu rộng - các phương tiện truyền thông phương Tây đã đưa tin về chúng mà không có sự kích động giật gân vốn thường đi kèm với việc bắt giữ thậm chí là một thành viên phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn ở bất kỳ quốc gia nào khác. Quy mô của các vụ bắt giữ như vậy vốn cần có sự chuẩn bị từ trước, đã đặt ra nghi vấn rằng bản chất của sự kiện này là tự đảo chính.
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Họ (những người tham gia đảo chính) sẽ phải trả một giá đắt. Cuộc đảo chính này là một món quà từ Chúa đối với chúng tôi bởi vì đây sẽ là một lý do để làm sạch quân đội".
Tổng thống Erdogan, người đứng đầu một quốc gia thành viên của NATO và một đồng minh tin cậy của Mỹ, nhận được một "món quà từ Chúa" từ một nhà đối lập chính trị bị cáo buộc, sống lưu vong ở Mỹ, làm tăng sự nghi ngờ nghiêm trọng về động lực thật sự đằng sau cuộc đảo chính. Trong khi lý do này xuất hiện như là một nỗ lực thuyết phục, nó cuối cùng thất bại và thay vào đó tạo cho ông Erdogan bối cảnh hoàn hảo để "nhổ tận gốc" cả các đồng minh chính trị của mình.
Trên thực tế, mặc dù có sự "rạn nứt" rõ ràng giữa Mỹ và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cũng cần lưu ý rằng, đặc biệt trong 5 năm qua, Tổng thống Erdogan và chính phủ của ông đã đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động do Mỹ dẫn đầu nhằm thay đổi chế độ ở nước láng giềng Syria. Đó là các phe phái chống thế tục của Tổng thống Erdogan, bao gồm cả các phe phái trong tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và trong chính quân đội, vốn huấn luyện, vũ trang, trang bị và cung cấp vỏ bọc cho những kẻ khủng bố hoạt động ở bên trong, dọc và bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Erdogan, những kế hoạch của Mỹ ở Syria sẽ không “đứng vững” ngay cả trước khi chúng bắt đầu. Trong khi Mỹ đề ra "cuộc chiến" chống các tổ chức khủng bố ở Syria, họ đã liên tục lờ đi bất kỳ nỗ lực nhằm bảo đảm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, vốn là nơi mà tất cả sự hỗ trợ vật chất cho các tổ chức khủng bố đi qua. Phải nhớ rằng không chỉ có Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác liên quan đến Syria, Mỹ có binh sĩ đóng quân ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã tham gia vào một loạt cấp độ bạo lực đang diễn ra ở Syria.
Phép thử quan trọng
Nếu thế giới tin vào những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến sự tham gia của Mỹ trong cuộc đảo chính gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ phải hiện thực hóa những thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Điều này sẽ bao gồm việc trục xuất các lực lượng Mỹ khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có căn cứ không quân Incirlik cũng như các lực lượng đồn trú dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria, trục xuất các nhà ngoại giao, đóng cửa Đại sứ quán Mỹ,…
Ngoài ra, khi xem xét những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Mỹ, Ankara sẽ phải đánh giá lại vị thế địa chính trị của mình. Điều này có nghĩa là sẽ có mối quan hệ gần gũi hơn với châu Âu, Nga và Iran - trong số những nước khác. Tuy nhiên, để làm điều này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chấm dứt vai trò của họ trong việc hủy hoại Syria, vốn đã dẫn đến một số lượng lớn người tị nạn tràn vào châu Âu, và trong một cuộc xung đột đã khiến Nga và Iran mất đi những công dân của mình khi họ chiến đấu để khôi phục hòa bình và ổn định trên lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, trong tất cả các khả năng, không điều gì trong số những thay đổi này sẽ diễn ra – biểu lộ trước toàn thế giới rằng cuộc đảo chính đã được dàn dựng. Và ngược lại với những thay đổi mà người ta mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện, nếu thực sự Mỹ dàn dựng cuộc đảo chính này để lật đổ, không tiếp tay cho ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ rất có khả năng sẽ gây thất vọng gấp đôi về thái độ thù địch đối với nước láng giềng Syria và các đồng minh của họ.