Tờ báo
Vesti của Ukraine còn tố rằng, chính quyền địa phương nơi đây tuy biết về thực trạng đó, nhưng không ra mặt giải quyết.
Sau những sự kiện hồi đầu của cuộc xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine bắt đầu, khu nhà trại vô chủ mang tên Grouse (tỉnh Zhytomyr) đã trở thành nơi mái nhà của khoảng 400 người dân tị nạn tới từ hai tỉnh Donetsk và Lugansk. Họ phần đa đều là những phụ nữ và các em nhỏ.
Sống ai trong khu trại này, hầu như không ai không biết về những quy định bất thành văn nghiêm khắc. Muốn được hưởng các lợi ích, bạn sẽ phải làm việc rồi giao tiền công đó vào một quỹ chung.
|
Những em nhỏ vui đùa trong khu trại tị nạn. (Ảnh minh họa)
|
Cô Natalya, một cư dân tị nạn tới từ Lugansk, kể với phóng viên về môi trường nội bộ cũng như sự phức tạp bên trong khu trại tị nạn này.
“Trong một cuộc họp, mọi người sẽ bầu ra ai là người đứng đầu phụ trách toàn bộ khu trại và ai là người phụ trách đảm đương nhà bếp. Những người được bầu ra này có quyền hành khá cao trong cộng đồng dân tị nạn nơi đây”, cô kể. Trong lúc hào hứng với câu chuyện của mình, Natalia còn khoe thêm rằng, cô đã được giao quyền đuổi bất cứ ai không muốn làm việc.
Đại diện quỹ từ thiện giúp dỡ trại tị nạn trên là Hospital Maidan, ông Zinovi Dopilko lại nói về cuộc đấu tranh giữa những người tị nạn.
“Quỹ này đều do chúng tôi tự mình xoay sở để giúp đỡ trại tị nạn này. Vừa tuần này thôi, chúng tôi đã mua hết 16.000 USD tiền thịt. Mới hai ngày trước thôi, chúng tôi còn sắm hẳn 30 máy sưởi ấm. Theo bạn, ai là người chi trả các khoản mua sắm này? Chính phủ chẳng rót một đồng xu nào cho bọn tôi cả. Do vậy, trại sẽ ra sao nếu như những người tị nạn lại sống như kiểu ăn bám? 4 tháng trước, chúng tôi đã buộc 4 gia đình sống kiểu như vậy rời khỏi khu trại”, ông cho hay.
Một người tị nạn sống ở đây còn tố rằng, số tiền trợ cấp của chính phủ đưa cho những người tị nạn còn bị các lãnh đạo của khu trại bớt xén đi. Điều đáng nói đó là chính quyền huyện Korostyshevskaya biết thực trạng đó của khu trại tị nạn, nhưng họ vẫn làm ngơ cho qua.