Cuộc chiến chống IS: Đâu là điểm kết thúc?

Google News

Khi bắt đầu cuộc chiến chống IS, Mỹ và các đồng minh chỉ cố gắng hạn chế được phần nào sức mạnh của IS  nhưng không một ai lên kế hoạch lâu dài.

Tháng 8/1941, Winston Churchill và Franklin Roosevelt gặp mặt tại vùng ven biển Newfoundland để tìm ra một tầm nhìn chung cho thời kỳ hậu Thế chiến II. Hai nước đã cho ban hành Hiến chương Đại tây dương, với mục đích theo đuổi “một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới” thông qua các điều khoản tự quyết, an ninh tập thể và tự do thương mại. Tuy Mỹ không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến nhưng Washington thực sự đã tập trung vào việc giành lại hòa bình. Cuộc chơi kết thúc không chỉ đơn giản là đánh bại các thế lực gây chiến mà còn giúp tạo ra một trật tự thế giới ổn định để Thế chiến II sẽ là cuộc chiến cuối cùng trên thế giới.
Ngày nay, Mỹ dự tính mở rộng chiến dịch quân sự chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Với niềm tin rằng kết thúc đang đến gần, IS đã tiến hành các vụ tấn công viễn chinh bên ngoài hang ổ của mình, bao gồm vụ đặt bom máy bay Nga bay qua Ai Cập, tấn công liều chết ở Lebanon và phối hợp khủng bố ở Paris.
Cuoc chien chong IS: Dau la diem ket thuc?
Cuộc chiến chống IS sẽ còn kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguồn: AP 
Thế nhưng trong cuộc chiến chống IS, khác hoàn toàn với việc chuẩn bị một thế giới thời hậu chiến, các chính trị gia Mỹ không mấy mặn mà với các tính toán lâu dài. Thay vào đó, các cuộc tranh luận chỉ đáp lại những câu hỏi chiến lược tức thời hay khu vực nào cần phải đoạt lấy. Vậy ai đang lên kế hoạch cho một giải pháp hòa bình tốt hơn?
Chính quyền Tổng thống Obama đã bỏ qua cái kết của cuộc chơi. Trên lý thuyết, kế hoạch của Mỹ là “làm yếu và phá hủy” IS thông qua các cuộc không kích cũng như hỗ trợ quân đội địa phương trên mặt đất. Nhưng Nhà Trắng không vẽ ra được một tấm bản đồ đi đến thành công hay thậm chí không thể hiện khát vọng kết thúc cuộc chiến này. Thay vào đó, ở một phương diện rộng lớn hơn, ông Obama chỉ toàn ứng khẩu. Mùa xuân năm ngoái, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Gates kết luận: “Chúng tôi về cơ bản là lựa chọn cách chơi theo từng ngày”. Sau cuộc tấn công Paris, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thẳng thắn phê bình Tổng thống: “Đã đến lúc phải bắt đầu một giai đoạn mới với những nỗ lực sâu rộng hơn để đập tan cả những mầm mống khủng bố tương lai”.
Các quan chức Nhà Trắng dường như lo ngại rằng một kế hoạch dài hơi có thể khiến Mỹ bị sa lầy vào một cuộc chiến tranh. Nếu chính quyền công khai một kế hoạch đánh bại IS thì sẽ khiến Washington buộc phải cam kết đầu tư nguồn lực nhiều hơn hiện tại. Bản thân ông Obama cũng thể hiện sự mâu thuẫn trong tư tưởng về mục tiêu tiêu diệt IS. Vốn không thành công trong cuộc chiến Iraq, Tổng thống Mỹ đặc biệt lo lắng về một chiến dịch quân sự tốn kém mà không biết chắc kết quả. Đổi lại, ông chỉ nhấn mạnh đến việc sẽ hạn chế sự phát triển của IS.
Ngay trước khi xảy ra vụ tấn công Paris, ông Obama trả lời kênh ABC News, cho biết: “Ngay từ đầu mục tiêu này đã được đề ra và đến giờ vẫn vậy”. Logic lúc này dường như chỉ tập trung vào thì hiện tại, tránh đẩy nhanh tiến độ, cần tỉnh táo và tìm kiếm các cơ hội mới. Điều này là chính xác bởi Obama coi IS là một vấn đề dài hơi, không dễ dàng giải quyết và ông không muốn nghĩ quá xa. Để ngỏ cái kết và những sự lựa chọn mở và hy vọng sẽ chuyển giao vấn đề đau đầu này cho người kế nhiệm.
Nếu như IS bị dồn vào chân tường, những phiến quân này sẽ không dễ dàng đầu hàng như phát xít Nhật Bản đã làm năm 1945. Chúng sẽ khuấy động một chiến dịch khủng bố tàn ác để giác ngộ cho những lính mới. Tương tự như vậy, năm 1003, Mỹ khơi mào cuộc chiến tại Iraq mà không nghĩ nhiều đến những hệ lụy lâu dài. Chính quyền Tổng thống Bush chỉ tập chung vào mục tiêu khi đó là lật đổ Saddam Hussein và hoàn toàn bỏ qua câu hỏi làm thế nào để ổn định Iraq sau đó.
Tommy Franks, chỉ huy Liên quân Mỹ, đã từng nói với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng rằng: “Các quan chức sẽ là người chú ý tới kế hoạch tương lai còn nhiệm vụ của tôi là hoàn thành mục tiêu hiện tại”. Nhưng dường như không một quan chức chủ chốt nào chú ý thực sự tới tương lai. Không hề có một kế hoạch nào cho thời bình và binh lính Mỹ cứ thế rời đi khi Iraq đã tan nát.
Đâu là cái kết cho cuộc chiến chống IS?
Đầu tiên, tiêu diệt IS không phải là mục tiêu. Thay vào đó, mục tiêu chính là tạo nên một Iraq và Syria an toàn. Chiến tranh không phải là để phá hủy kẻ thù, mà là để xây dựng một nền hòa bình tốt đẹp hơn để những mối đe dọa không xuất hiện lần nữa. Sẽ là vô nghĩa nếu việc lật đổ một thể chế mang lại kết quả hỗn loạn và tình trạng vô chính phủ, cho dù thể chế đó có là Taliban ở Kabul, Saddam ở Baghdad, Qaddafi ở Tripoli hay IS ở Raqqa. Không thể diễu quân trong những làn khói bụi đổ nát và gọi đó là chiến thắng. Mặc dù, hậu duệ của IS đã bị yếu thế khi quân đội Mỹ giành lại được Iraq năm 2007 nhưng lực lượng phiến quân đã trở lại lợi hại do tình trạng bè phái và vô chủ ở Baghdad.
Ví dụ như, ai sẽ là người quản lý vùng lãnh thổ đã lấy lại được từ IS? Ổn định Syria và Iraq thực sự là một nhiệm vụ dễ khiến người khác nản lòng. Nó có thể cần đến các nỗ lực gìn giữ hòa bình và nhân đạo kéo dài hàng thập kỷ. Mỹ sẽ cần đóng một vai trò quan trọng hơn trong nỗ lực này, giống như là một lời cam kết duy trì lực lượng quân sự tại đây.
Nếu bị dồn vào chân tường, khó có thể tránh khỏi việc IS sẽ tạo nên những làn sóng trả đũa tàn bạo. Liệu lực lượng khủng bố này có chuẩn bị những vụ đánh bom liều chết, bắt cóc hay tra tấn con người? Liệu cộng đồng quốc tế có sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo và phát triển kinh tế?
Đó là những câu hỏi hóc búa dành cho những thế hệ kế nhiệm, bằng cách giành chiến thắng trước và sau đó là đến giai đoạn ổn định hóa. Nhưng Mỹ đã từng thử cách làm này trước đó và đã thất bại. Quay trở lại tháng 3/2013, Donald Rumsfeld, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nói với Jay Garner, người chịu trách nhiệm tái thiết ở Iraq, rằng: “Tôi không cho anh thời gian mà anh cần. Thẳng thắn mà nói, tôi đã bị nhấn chìm vào cuộc chiến và tôi cũng không có thời gian để tập trung vào tất cả mọi thứ mà anh đang làm”.
Ông Rumsfeld coi việc bình ổn Iraq là một công việc độc lập và đứng ở vị trí thứ hai so với cuộc chiến của ông khi toàn bộ mục têu cần phải tập trung vào kế hoạch quân sự. Tương tự như vậy, Jeb Bush gần đây đã đề cập đến việc Mỹ khi đạt được chiến thắng toàn diện trước IS thì sau đó cần phải đạt được sự đồng thuận chính trị nhằm tạo nên một Syria và Iraq ổn định.
Một điều quan trọng khác là cần cân nhắc đến những hậu quả lâu dài của mỗi bước đi trong hôm nay. Các hành động như đưa lực lượng đặc nhiệm Mỹ tới Syria hay trang bị vũ khí cho người Kurd ở Syria và Iraq sẽ chỉ tạo ra những hiệu ứng sóng ngầm trong phòng làm việc của Tổng thống trong nhiều tháng và nhiều năm tới. Lực lượng đặc nhiệm này có thể bị phiến quân bắt giữ, dẫn đến nhiệm vụ giải cứu hay một cuộc trao đổi từ nhân chính trị tốn kém. Việc vũ trang cho người Kurd ngày hôm nay có thể tạo ra nền móng cho việc hình thành một quốc gia Kurd trong tương lai.
Tại Syria, quy mô của sự phá hủy quá lớn, với một nửa dân số nước này bị thương, chết hay phải rời bỏ quê hương, do đó Mỹ và đồng minh cần phải thực dụng hơn trong bất kỳ một hiệp ước hòa bình nào. Điều này có nghĩa là cần phải đàm phán với mọi kiểu cách của các nhóm phiến quân, một vài nhóm trong số đó sẽ cực kỳ tàn bạo. Cũng có nghĩa là để tạo ra một chính phủ đồng nhất tại Damascus nhiều khả năng cần bao hàm các nhân tố của thể chế cũ, thậm chí cả ông Assad, ít nhất là trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Tuy nhiên Syria mới chỉ là một nửa của câu hỏi. Sau khi IS bị đánh bật khỏi Mosul và Ramadi, thì ai sẽ là người quản lý các thành phố Iraq này, vốn đã chịu sự chi phối trong thời gian dài bởi các luật lệ hồi giáo cực đoan? Và đây thậm chí còn là một câu hỏi lớn hơn: liệu cộng đồng quốc tế có ý định bảo vệ biên giới hiện tại của Iraq và Syria hay không?
Những quyết định quan trọng sắp được hình thành có thể làm mất đi những lựa chọn trong tương lai. Cần phải có người nghĩ giống như Roosevelt chứ không phải theo hướng của Tojo Hideki. Đạt được thành công thực sự có nghĩa là phải cân nhắc cả những nhu cầu cấp thiết và các mục tiêu sau cùng. Thành công ở đây không chỉ là đánh bại IS mà còn phải xây dựng được một trật tự mới, hiệu quả và lâu bền. Hoặc là đề ra một kế hoạch duy trì hòa bình, nếu không thì đừng nên tham chiến ngay từ đầu. Tóm lại, IS không nên là lực lượng duy nhất nghĩ đến cái kết.
Theo Infonet

Bình luận(0)