Sau sáu tháng đàm phán thăng trầm, các nhà phân tích ở Hy Lạp và trên toàn thế giới lần đầu tiên cảnh báo về "kịch bản đen" mà Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nêu ra ngày 7/7. Hy Lạp chỉ còn cơ hội cuối cùng để đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ vào cuối tuần này hoặc bị phá sản và rời khỏi Eurozone.
|
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Thủ tướng Đức Angela Merkel là hai chính khách quyết định việc Hy Lạp đi hay ở lại với Eurozone.
|
Sau Hội nghị thượng đỉnh Khu vực đồng euro (Eurozone) bất thường tại Brussels hôm 7/7, các đối tác trong
Eurozone nói thẳng ra rằng nếu không hành động, “trò chơi” sẽ kết thúc đối với
Hy Lạp vào ngày 12/7.
Chính phủ Hy Lạp bảo đảm rằng một đề xuất thỏa thuận nợ toàn diện và thực tế sẽ được nộp đúng thời hạn.
Tuy nhiên, tối hậu thư rõ ràng của Brussels đã khiến người ta lo ngại rằng sau năm năm “thắt lưng buộc bụng” và gói cứu trợ nhiều tỷ euro, Hy Lạp đang hướng tới sự chia tay đau đớn với Khu vực đồng euro.
Với sự tín nhiệm tối thiểu giữa Athens và các chủ nợ, Hy Lạp đang tiến gần đến bờ vực sụp đổ tài chính hơn bao giờ hết kể từ năm 2010. Các ngân hàng Hy Lạp đã bị đóng cửa sang tuần thứ hai và thanh khoản đang bị bốc hơi.
Ngày 8/7, các quan chức và các nhà phân tích lưu ý rằng trái bóng hiện nằm bên sân của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
|
Trái bóng hiện nằm bên sân của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. |
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu sau Hội nghị thượng đỉnh Eurozone, Thủ tướng Alexis Tsipras lặp đi lặp lại rằng nhân dân và chính phủ Hy Lạp đang tìm kiếm một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng nợ. Đồng thời, Hy Lạp chính thức yêu cầu một chương trình cứu trợ tài chính cho ba năm tới thông qua Cơ chế ổn định Châu Âu và cam kết cải cách sâu rộng vào tuần tới.
Một bài xã luận đăng trên nhật báo Vima (Diễn đàn) số ra ngày 8/7 viết: "Nếu Tsipras không muốn được nhớ đến trong lịch sử như một thủ tướng phá sản, ông ta phải nhớ đến trách nhiệm của mình và đảm bảo rằng Hy Lạp vẫn còn nằm trong Eurozone và Châu Âu".
Các nhà lãnh đạo Châu Âu đòi Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phải nộp một kế hoạch đáng tin cậy hơn các đề xuất trước ngày trưng cầu dân ý 5/7.
Bài xã luận viết tiếp: "Hy Lạp không có điều kiện để chia tay với Châu Âu. Các hậu quả mà chúng ta đang trải qua ngày hôm nay là một ví dụ nhỏ về những gì khủng khiếp hơn sẽ xảy ra, trong trường hợp chúng ta bị trục xuất khỏi Eurozone".
Thái độ bi quan của các nhà kinh tế và phân tích tài chính ở Athens trong ngày 8/7 bi quan phản ánh quan điểm của các đối tác nước ngoài cho rằng có thể đã quá muộn và hành trình của Hy Lạp hướng tới sự sụp đổ là không thể đảo ngược.
Nhà kinh tế Konstantinos Markazos nói: “Tôi cho rằng việc Hy Lạp hướng tới một đồng tiền mới đã bắt đầu và chúng ta chỉ còn chứng kiến các chi tiết thuật".
Trong một bài báo được công bố trên cổng thông tin tài chính "euro2day" của Hy Lạp, các chuyên gia cho rằng đồng Drachma sẽ trở lại trước đêm giao thừa bước sang năm 2016.
Nhà phân tích tài chính Kostas Stoupas viết trong nhật báo Capital: "Mọi nỗ lực đảo ngược đường hướng của đất nước đến sụp đổ gần như là sứ mạng bất khả thi. Việc Hy Lạp sụp đổ trong hay ngoài Khu vực đồng euro sẽ được nhìn thấy trong những ngày tới. Bất kể kịch bản nào trở thành hiện thực, đất nước Hy Lạp trong tương lai sẽ không còn giống như đất nước chúng ta đã trưởng thành".
|
Việc Hy Lạp sụp đổ trong hay ngoài Khu vực đồng euro sẽ được nhìn thấy trong những ngày tới.
|
Các nhà lãnh đạo chính trị kêu gọi Thủ tướng Tsipras tránh để cho Hy Lạp đi đến một thảm họa.
Trong một lá thư gửi tới Thủ tướng Alexis Tsipras, năm đại diện nổi bật của thế giới kinh doanh Hy Lạp nhấn mạnh: “Không có kế hoạch nào khác có thể đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh vượng cho đất nước chúng ta. Chúng tôi ủng hộ tương lai của Hy Lạp gắn với Châu Âu, với đoàn kết dân tộc và trách nhiệm xã hội”.
Quan điểm này cũng phản ánh quan điểm của 70% dân số Hy Lạp, theo một cuộc điều tra dư luận gần đây.