Đó là nhận định của chuyên gia Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga.
|
Cácc đảo nhân tạo ở Biển Đông nâng sự hiện diện của Hải quân và Không quân Trung Quốc trong khu vực lên một cấp độ mới. |
Theo chuyên gia Vasily Kashin, cuộc tập trận CARAT ở Biển Đông với sự tham gia của Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines, cũng như sự gia tăng hoạt động của hạm đội Mỹ trong khu vực là để Trung Quốc thấy rằng Mỹ sẽ không làm ngơ trước
mưu đồ thống trị Đông Nam Á qua các hành động đơn phương của Bắc Kinh trong khu vực.
Tuy nhiên, các hành động của Mỹ cũng không thể đảo ngược tình hình đã bị Trung Quốc thay đổi.
Hoạt động của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Quyền tự do đi lại của tàu chiến qua vùng biển này là rất quan trọng đối với Mỹ. Nếu không có quyền tự do đi lại trên Biển Đông, Mỹ sẽ mất đi năng lực cơ động lực lượng nhanh chóng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và thực tế là vai trò quân sự hàng đầu của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị đe dọa.
Việc Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo hầu như không thay đổi tình trạng pháp lý lãnh hải. Nói đúng hơn, điều đó không phải là mục đích tự thân. Bắc Kinh biết rõ rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một đảo nhân tạo được xây dựng trên rạn san hô không thể tạo ra xung quanh nó vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Mục đích của việc xây dựng các đảo nhân tạo này là tạo ra thay đổi thực sự trong cán cân lực lượng ở Biển Đông, trên đường tới eo biển chiến lược quan trọng Malacca. Và bây giờ sự thay đổi đó là chuyện không thể tránh khỏi.
Kích thước các “đảo” này là trở ngại chính để triển khai các đối tượng cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực chiến lược trên vùng biển quan trọng cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng hơn 1.000 km. Trung Quốc chỉ kiểm soát 7 rạn san hô và bãi đá ngầm ở vùng biển quần đảo Trường Sa.
Bây giờ Trung Quốc đã xây trong khu vực này các đảo nhân tạo với diện tích nhiều cây số vuông, lớn hơn tất cả các hòn đảo tự nhiên ở đây cộng lại. Trên những hòn đảo này có thể lập ra sân bay và căn cứ hải quân, với trung tâm thông tin liên lạc, trạm radar và tình báo điện tử lớn. Tất cả những điều đó sẽ nâng sự hiện diện của Hải quân và Không quân Trung Quốc trong khu vực lên một cấp độ khác.
Sau khi hoàn tất xây dựng tất cả mọi cơ sở hạ tầng cần thiết trên đảo, sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc trong khu vực sẽ ở một cấp độ hoàn toàn mới.
Theo chuyên gia Nga Vasily Kashin, nắm được quyền kiểm soát quân sự trên Biển Đông là nắm quyền thống trị quân sự ở Đông Nam Á, vì thế sự ván bài được mất ở đây là rất lớn.