Chỉ cần vài kẻ đánh bom cũng đã đủ để đóng cửa thủ đô Brussels, nơi đặt trụ sở của NATO và Liên minh Châu Âu, thông qua các cuộc tấn công khủng bố ở sân bay quốc tế và nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek. Các dịch vụ đường không, đường sắt và đường bộ ra vào Brussels đã bị tê liệt và mạng điện thoại di động bị phong tỏa.
|
Châu Âu bất lực trước hiểm họa khủng bố?
|
Hàng ngàn kẻ khủng bố được IS huấn luyện đã vào Châu Âu, trà trộn trong số hơn một triệu người di cư trong 2015. Các phương tiện truyền thông Anh nói có đến 4.000 kẻ khủng bố đã được IS cài cắm ở Châu Âu, trong khi Tư lệnh NATO- Tướng Philip Breedlove – đưa ra con số 1.500, trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. Trong thực tế, các cơ quan an ninh không có cách nào để xác minh nhân thân của những người tị nạn hoặc di cư đến Châu Âu. Để mua một hộ chiếu giả Syria để sang Châu Âu, người ta chỉ cần chi khoảng 3.000 USD.
Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tổ chức khủng bố khác có thể đưa hàng nghìn kẻ khủng bố vào Châu Âu và một “tiểu tổ” khủng bố có thể làm tê liệt cả một một thành phố lớn.
Châu Âu tiếp tục ủng hộ chính sách nhập cư hàng loạt vì lý do nhân đạo. Bất chấp sự trỗi dậy chóng mặt của các đảng cực hữu chống nhập cư, hơn ¾ cử tri Đức vẫn bỏ phiếu cho các ứng cử viên ủng hộ chính sách nhập cư của Thủ tướng Angela Merkel. Các nhà chức trách Đức không biết những người tị nạn là ai và trong nhiều trường hợp, họ cũng không biết những người này hiện đang ở đâu trong lãnh thổ của họ. Theo báo Die Welt (Thế giới), hàng ngàn người di cư đã rời trại tị nạn và chỉ riêng các trung tâm tiếp nhận ở bang Brandenburg đã bị “bốc hơi” ít nhất 7.000 người. Rất ít trong số này là những kẻ khủng bố tiềm năng, nhưng sự sụp đổ của các hệ thống giám sát khiến cho việc theo dõi những kẻ khủng bố giấu mặt của các cơ quan an ninh trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”.
Điều này không có nghĩa là Nhà nước Hồi giáo và những kẻ khủng bố khác sẽ tiến hành mỗi tuần một cuộc tấn công lớn ở Châu Âu. Tần số các cuộc tấn công khủng bố hiện nay ở Châu Âu lại tùy thuộc vào ý muốn của những kẻ khủng bố. Tấn công khủng bố liên hoàn hồi tháng 11/2015 ở Paris và các cuộc đánh bom ở thủ đô Brussels đang biến cái gọi là Nhà nước Hồi giáo trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Tuy không muốn kích động phản ứng mạnh của châu Âu, nhưng Nhà nước Hồi giáo muốn thiết lập một chỗ đứng “sâu rễ bền gốc” ở lục địa già đến mức các nhà chức trách không thể nào đánh bật trong tương lai.
|
Tưởng nhớ các nạn nhân trong các cuộc đánh bom khủng bố ngày 22/3 tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ.
|
Châu Âu đang đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc để cho các thảm họa nhân đạo xảy ra trên biên giới của châu lục hoặc mất khả năng kiểm soát an ninh. Nước Đức đã chọn phương án thứ hai và các vụ tấn công khủng bố ở Paris, Brussels có lẽ vẫn chưa làm thay đổi chính sách nhập cư của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Video về hai vụ nổ tại sân bay quốc tế Brussels (Nguồn SkyNews):