Bước sang năm mới, các chuyên gia phân tích chính trị quốc tế đã có những chia sẻ một cách thẳng thắn xoay quanh tình hình căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông. Nhìn chung, họ đều dự đoán rằng, trong năm tới (tức 2015), căng thẳng đó sẽ không thể giải quyết ổn thỏa nhưng sẽ dịu nhiệt đi ít nhiều.
Đơn cử, Giáo sư Robert Farley thuộc Đại học Kentucky tin rằng, chính xu hướng nhập khẩu trong ngành dầu khí sẽ phần nào tác động tới những tuyên bố chủ quyền của các bên tham gia cuộc tranh chấp kéo dài này.
|
Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng 5/2014 đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt trong cộng đồng quốc tế.
|
“
Giá dầu thế giới giảm có thể khiến hoạt động thăm dò khai thác ở Biển Đông không còn sôi nổi nữa, và qua đó giúp hạ bớt nhiệt trong cuộc tranh chấp”, Giáo sư Farley nêu quan điểm trong một bài phân tích đăng tải trên tạp chí The Diplomat.
Giáo sư Đại học Ma Cao, ông Dingdinh Chen cũng có cùng quan điểm với Giáo sự Farley khi ông đánh giá sự tương quan giữa giá dầu thế giới và diễn biến căng thẳng trên Biển Đông.
“Đó quả thực là một tin tốt. Giá dầu giảm sẽ khiến hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông kém sinh lợi. Do đó, nó sẽ làm giảm khả năng xung đột giữa các nước có liên quan trong một thời gian ngắn”, Giáo sư Chen nói.
Trong một bài phân tích do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), chuyên gia chính sách đối ngoại người Trung Quốc, ông Nicholas Khoo nói rằng, một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Philippines đã làm dịu lại sự hung hăng ngang ngược của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này.
Giáo sư Khoo nói rằng, Thỏa thuận tăng cường Hợp tác Quân sự (EDCA) ký năm 2014 giữa Mỹ và Philippines khiến Trung Quốc “mềm dịu hơn”.
Tuy nhiên, Giáo sư Khoo chỉ ra, các câu hỏi quan trọng nhất vẫn cần trả lời trong năm 2015. Vụ kiện tụng mà Philippines gửi lên tòa án trọng tài quốc tế cũng phải tầm cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 mới có kết quả. Trong khi đó, Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có lẽ là điểm sáng trong năm 2015.
Trong khi các chuyên gia đều nhận định về sự lạc quan trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông thì Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (một trung tâm nghiên cứu khác ở Mỹ) nhận thấy cuộc đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và một trong các nước liên quan có thể xảy ra vào 2015. Cơ quan này đánh giá khả năng trên ở mức 50-50.