Vụ việc liên quan tới cái chết của nam thanh niên da màu 25 tuổi Freddie Gray. Ngày 12/4, anh Gray đã bị cảnh sát bắt giữ và sau đó áp giải bằng một xe tải nhỏ không gắn thiết bị giảm chấn ở ghế ngồi trong khi anh này có chấn thương ở cột sống.
|
Các thanh niên tham gia bạo động ở Baltimore nhảy lên xe tuần tra của cảnh sát.
|
Sau hơn một tuần hôn mê, nam công dân này đã qua đời hôm 19/4. Vài giờ sau lễ tang diễn ra ngày 27/4 của Gray, một
cuộc bạo động đã nổ ra và nhanh chóng lan ra các khu vực ở phía tây thành phố Baltimore. Kết quả, 15 tòa nhà và 144 phương tiện bị đốt cháy, 20 cảnh sát bị thương và 250 người bị bắt giữ. Đây được coi là vụ bất ổn tồi tệ nhất ở Mỹ kể từ sau vụ tương tự ở thành phố Ferguson hồi cuối năm 2014.
Tại sao bạo động lại nổ ra ở Baltimore?
Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau khi thành phố Baltimore xảy ra tình trạng bất ổn và hôi của. Kể từ sau vụ nam thanh niên da màu Michael Brown bị một sĩ quan cảnh sát bắn chết hồi năm ngoái ở Ferguson (Missouri), hàng chục vụ biểu tình nổ ra ở các thành phố và thị trấn khắp nước Mỹ làm dấy lên các quan ngại trước nạn lạm dụng vũ lực của cảnh sát. Tuy nhiên, cho tới nay, chỉ có vụ bạo loạn ở Baltimore là có quy mô và hậu quả giống với sự việc ở Ferguson.
Để lý giải cho thắc mắc đó, trước tiên bạn cần hiểu về bức tranh hai mảng đối lập hiện hữu trong lòng thành phố Baltmore này. Một bên là hình ảnh thành phố sa lầy trong nghèo đói và kinh tế kém phát triển. Bên còn lại là hình ảnh các tòa nhà cao tầng, sang trọng với những người dân ăn mặc lịch sự, giàu có.
Để giữ gìn trật tự, các quan chức thành phố thực hiện chính sách truy quét các tên tội phạm một cách triệt nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống ở các khu vực giàu có. Trong khi đó, ở các khu vực nghèo khó nằm phía tây và đông thành phố, các nhân viên cảnh sát hiện diện ở khắp mọi nơi. Đôi khi, các biện pháp của cảnh sát được nhìn nhận là có phần hà khắc.
Sự thành công của một thành phố Balitmore mới mẻ chưa đủ để phản ánh đời sống thực chất của nhiều khu vực nơi đây mà nổi bật nhất chính là khu vực phía tây thành phố, nơi bạo động diễn ra hồi đầu tuần. Bỏ qua những tòa nhà chọc trời, tráng lệ, một thành phố Ferguson nghèo khó và đầy bất ổn dường như trông khá giống với Ferguson.
Trong thập niên 1980-1990, nhiều người dân ở Baltimore đã bỏ đi nơi khác do tình trạng tội phạm nơi đây, đặc biệt là nạn buôn bán ma túy.
|
Cảnh sát chống bạo động đứng gác ở Đại lộ Pennsylvania, Baltimore ngày 28/4.
|
Bước sang cuối thập niên 1990, ông Martin O’Malley, thị trưởng da trắng đầu tiên, đã áp đặt cách tiếp cạn cứng rắn để xử lý nạn tội phạm hoành hành nơi đây. Ông phân bổ khoản ngân sách lớn vào lực lượng cảnh sát để điều họ đi tuần tra khắp các thành phố. Chưa kể, vị thị trưởng này còn khởi động cách tiếp cận CitiStat, qua đó cho phép lực lượng cảnh sát ập tới nơi ẩn náu chính xác của các tên tội phạm.
Tiếp sau đó, hai nữ thị trưởng da màu là Shiela Dixon và Rawlings Balke vẫn duy trì đội ngũ cảnh sát trong hoạt động chống phá tội phạm. Trong một thời gian, với cách áp dụng cứng rắn đó, số các vụ giết người ở thành phố Baltimore đã giảm xuống dưới 200 vào năm 2011.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ tội phạm ở Baltimore đã có những dấu hiệu nhích trở lại bất chấp các nỗ lực của cảnh sát địa phương. Tờ Baltimore Sun đã đăng tải báo cáo đặc biệt hồi năm ngoái cho thấy, thành phố đã chi khoản tiền gần 6 triệu USD những năm qua để bồi thường cho các nạn nhân bị cảnh sát đánh đập. Bộ Tư pháp Mỹ cũng mở ra cuộc điều tra về các cáo buộc này.