Bê bối dẫn đến khủng hoảng niềm tin ở Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Những vụ bê bối của giới chức sắc tôn giáo có thể đẫn đến khủng hoảng niềm tin ở Trung Quốc.

Theo trang Duowei News, giới chức sắc tôn giáo Trung Quốc liên tiếp "dính" bê bối trong những tháng vừa qua: từ cáo buộc giết người của “đại sư khí công” Vương Lâm cho tới nghi án quan hệ tình dục với ni cô, có con riêng của Thích Vĩnh Tín, phương trượng Thiếu Lâm Tự.
Những vụ bê bối này đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng niềm tin tôn giáo ở Trung Quốc.
Trào lưu hoàn tục ở xã hội Trung Quốc có những ưu-nhược điểm riêng và hướng đến chủ nghĩa vị lợi. Ưu điểm là người ta ít có khả năng rơi vào trạng thái cuồng tín và sùng bái tôn giáo, nhưng nhược điểm là sự xuất hiện khoảng cách giữa đạo đức và tinh thần do thiếu niềm tin gây ra.
Be boi dan den khung hoang niem tin o Trung Quoc
Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín.
Niềm tin thực dụng
Phương trượng Thích Vĩnh Tín bị chỉ trích là một giám đốc điều hành (CEO) của một công ty chứ không phải là sư trụ trì Phật giáo của Thiếu Lâm Tự. Nhiều tranh cãi xung quanh việc sư trụ trì Thích Vĩnh Tín "thương mại hóa" Thiếu Lâm Tự, trái ngược với cốt lõi của Phật giáo.
Tuy nhiên, một số người đặt câu hỏi: Bất kể cáo buộc sư trụ trì Thích Vĩnh Tín – quan hệ tình dục với ni cô, có con riêng, biển thủ số tiền lớn – đúng hay sai, liệu ai đó thực sự tin rằng nhà sư này chỉ là một người làm kinh doanh thuần túy?
Mạng tin Duowei News dẫn lời một chuyên gia phân tích nói rằng Thiếu Lâm Tự trở thành một biểu tượng của Trung Quốc, nhờ "văn hóa phim ảnh". Đó là lý do tại sao có sự tranh cãi về việc "ăn chia" lợi nhuận "quảng bá hình ảnh" giữa sư trụ trì Thích Vĩnh Tín và chính quyền địa phương. Không ít người cho rằng tiền bạc và kinh tế thị trường đã làm hoen ố sự thanh tịnh nơi cửa Phật.
Đối với Vương Lâm, dường như ông là nhân vật khiến người khác tò mò và là cầu nối giữa những người nổi tiếng và các ông chủ doanh nghiệp. Khi "đại sư khí công" này đang rất nổi tiếng, nhiều nhà khoa học, chủ doanh nghiệp Trung Quốc đã đến gặp trực tiếp và chụp ảnh cùng ông. Tuy nhiên, nhiều người chụp ảnh cùng Vương thừa nhận, họ tiếp cận ông chỉ vì tò mò mà thôi.
Học giả Lin Yutang nhận định: Khi người Trung Quốc cảm thấy tự hào, họ tin vào Nho giáo; khi tức giận, họ tin vào Đạo giáo và Phật giáo; khi những giáo lý nói trên đi ngược lại với lợi ích của con người, họ sẽ nói rằng "nhân định thắng thiên".
Theo Duowei News, có thể những vụ bê bối kể trên không phải là hiện tượng mới, nhưng các quy tắc kiểm duyệt đã được nới lỏng khi để truyền thông phanh phui sự việc vì lý do nào đó.
Người ta tự hỏi phải chăng đây là một biểu hiện của tự do báo chí hay là một chiến dịch tuyên truyền được Trung Quốc chuẩn bị để chống tham nhũng trong các tổ chức tôn giáo.
Thiên An (Theo WCT)

Bình luận(0)