|
Ấn Độ tăng cường hợp tác hải quân với Myanmar
|
Quyết định trên được đưa ra trong các cuộc hội đàm hôm 29/7 tại thủ đô New Delhi giữa Đô đốc Devendra Kumar Joshi, Tư lệnh hải quân Ấn Độ, và Phó Đô đốc Thura Thet Swe, Tư lệnh hải quân Myanmar hiện đang ở thăm Ấn Độ.
Phó Đô đốc Thet Swe còn có các cuộc hội đàm với Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Bikram Singh, và Thứ trưởng quốc phòng Radha Krishna Mathur.
Theo thỏa thuận vừa đạt được, các tàu tuần tra xa bờ nói trên sẽ được chế tạo tại các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ và việc huấn luyện các sỹ quan và thủy thủ Myanmar cũng sẽ được tiến hành tại các cơ sở quân sự của Ấn Độ.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ không tiết lộ chi tiết về thỏa thuận như loại tàu tuần tra xa bờ nào sẽ được chế tạo, do công ty nào sản xuất và số lượng bao nhiêu chiếc.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đang cân nhắc đề xuất của Myanmar về việc huấn luyện các binh lính của nước này vận hành nhiều loại trực thăng khác nhau, trong đó có cả trực thăng tấn công.
Ấn Độ đã cung cấp cho Myanmar 4 máy bay tuần tra biển Islander và các tàu pháo hải quân.
Ấn Độ và Myanmar cũng đang đàm phán soạn thảo một lộ trình về việc giám sát biên giới, một động thái mà nhiều nhà phân tích trong khu vực xem là một nỗ lực nhằm kiểm soát sự tiếp cận của Trung Quốc vào khu vực Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã mở một căn cứ quân sự tại Quần đảo Coco, thuê của Myanmar. Quần đảo này nằm gần các đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ tại biển Andaman.
|
Ấn Độ tìm cách phá "Chuỗi ngọc trai" Trung Quốc ở Ấn Độ Dương
|
Đây là một quần đảo nằm trong “Chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc đã ráo riết thiết lập trong nhiều năm qua, nhằm tạo ra vành đai trên biển vây chặt khu vực Đông Nam Á và Nam Á, đồng thời tăng cường gây ảnh hưởng về địa chính trị và quân sự tại khu vực này.
“Chuỗi ngọc trai” bao gồm các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc chạy theo tuyến hàng hải bắt đầu từ đảo Hải Nam qua Biển Đông, eo biển Malacca sang Ấn Độ Dương… đến tận Châu Phi (Somali) và Vịnh Persian, đặc biệt là dọc theo Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….
Đáp lại, Ấn Độ cũng đang ngày càng tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, nhằm vô hiệu hóa “Chuỗi ngọc trai” này của Trung Quốc.