4. Triều Tiên tiếp tục khuấy căng thẳng: Có rất nhiều khả năng trong năm 2014, Bình Nhưỡng sẽ bằng nhiều cách làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á, tương tự như những gì họ làm năm ngoái. Trong ảnh là nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un.
Triều Tiên có thể thử hạt nhân, phóng tên lửa hay gây ra một sự cố chết người nghiêm trọng tương tự vụ đánh chìm tàu Hải quân Hàn Quốc và thậm chí, tệ hại hơn. Ngay cả trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, Triều Tiên luôn có khả năng đẩy khu vực Đông Bắc Á vào nguy cơ hỗn loạn, khủng hoảng.
3. Căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang: Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây gây ra mối lo lắng, quan ngại không nhỏ cho nhiều đối thủ của họ, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh của cường quốc số 1 thế giới. Trong một bài bình luận mới đây trên tạp chí Diplomat, chuyên gia Harry Kazianis nhận định, quan hệ Trung-Mỹ khó êm đềm trong năm 2014.
Nhìn vào sự đối đầu Mỹ-Trung trong năm 2013 bao gồm các cáo buộc gián điệp, chiến tranh mạng lẫn nhau; nhiều sự cố trên biển như vụ tàu chiến 2 nước suýt va chạm trên Biển Đông; những tranh chấp kinh tế và thương mại chưa được giải quyết… năm 2014, khó có khả năng quan hệ 2 nước sẽ “cơm lành canh ngọt”. Thay vào đó, nguy cơ căng thẳng Mỹ-Trung sẽ diễn biến phức tạp, gay gắt hơn năm 2013 không phải là không có căn cứ. 2. Diễn biến tại Biển Đông: Dường như căng thẳng tại khu vực này chưa bao giờ kết thúc. Có rất ít hy vọng, năm tới, căng thẳng Biển Đông sẽ hạ nhiệt khi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường củng cố các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, quần đảo, rạn san hô và vùng biển tranh chấp thuộc Biển Đông. Trong ảnh là chiếc tàu han gỉ - căn cứ quân sự của Philippines bám trụ trên Bãi Cỏ mây - điểm nóng tranh chấp trên Biển Đông.
Với động thái triển khai thêm nhiều tàu chiến, phi cơ, tàu ngầm và các các phần cứng quân sự khác tới Biển Đông cũng như tuyên bố lập Khu vực Nhận dạng Phòng không mới trên Biển Hoa Đông, năm 2014, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục tạo sức ép và áp lực cho khu vực, chẳng hạn, bãi Cỏ mây.
1. Diễn biến tại Biển Hoa Đông: Không phải là cuộc nội chiến ở Syria; chương trình hạt nhân của Iran hay kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan của Mỹ, Biển Hoa Đông mới là điểm nóng quốc tế căng thẳng, đáng quan ngại nhất hiện nay. Nổi bật nhất, nguy hiểm nhất là tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật liên quan đến chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Nguy cơ chiến tranh trên biển giữa cường quốc kinh tế đứng thứ 2 (Trung Quốc) và thứ 3 (Nhật) thế giới hoàn toàn có khả năng bùng nổ khi không chỉ tiếp tục duy trì Khu vực Nhận dạng phòng không tranh cãi, Bắc Kinh tiếp tục tăng cường triển khai các phần cứng quân sự tới khu vực để bảo vệ và củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. Trong khi đó, Nhật Bản cũng tìm cách tăng cường năng lực của các lực lượng vũ trang để đối chọi với Trung Quốc, bảo vệ hiệu quả các khu vực tranh chấp.
4. Triều Tiên tiếp tục khuấy căng thẳng: Có rất nhiều khả năng trong năm 2014, Bình Nhưỡng sẽ bằng nhiều cách làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á, tương tự như những gì họ làm năm ngoái. Trong ảnh là nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un.
Triều Tiên có thể thử hạt nhân, phóng tên lửa hay gây ra một sự cố chết người nghiêm trọng tương tự vụ đánh chìm tàu Hải quân Hàn Quốc và thậm chí, tệ hại hơn. Ngay cả trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, Triều Tiên luôn có khả năng đẩy khu vực Đông Bắc Á vào nguy cơ hỗn loạn, khủng hoảng.
3. Căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang: Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm gần đây gây ra mối lo lắng, quan ngại không nhỏ cho nhiều đối thủ của họ, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh của cường quốc số 1 thế giới. Trong một bài bình luận mới đây trên tạp chí Diplomat, chuyên gia Harry Kazianis nhận định, quan hệ Trung-Mỹ khó êm đềm trong năm 2014.
Nhìn vào sự đối đầu Mỹ-Trung trong năm 2013 bao gồm các cáo buộc gián điệp, chiến tranh mạng lẫn nhau; nhiều sự cố trên biển như vụ tàu chiến 2 nước suýt va chạm trên Biển Đông; những tranh chấp kinh tế và thương mại chưa được giải quyết… năm 2014, khó có khả năng quan hệ 2 nước sẽ “cơm lành canh ngọt”. Thay vào đó, nguy cơ căng thẳng Mỹ-Trung sẽ diễn biến phức tạp, gay gắt hơn năm 2013 không phải là không có căn cứ.
2. Diễn biến tại Biển Đông: Dường như căng thẳng tại khu vực này chưa bao giờ kết thúc. Có rất ít hy vọng, năm tới, căng thẳng Biển Đông sẽ hạ nhiệt khi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường củng cố các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, quần đảo, rạn san hô và vùng biển tranh chấp thuộc Biển Đông. Trong ảnh là chiếc tàu han gỉ - căn cứ quân sự của Philippines bám trụ trên Bãi Cỏ mây - điểm nóng tranh chấp trên Biển Đông.
Với động thái triển khai thêm nhiều tàu chiến, phi cơ, tàu ngầm và các các phần cứng quân sự khác tới Biển Đông cũng như tuyên bố lập Khu vực Nhận dạng Phòng không mới trên Biển Hoa Đông, năm 2014, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục tạo sức ép và áp lực cho khu vực, chẳng hạn, bãi Cỏ mây.
1. Diễn biến tại Biển Hoa Đông: Không phải là cuộc nội chiến ở Syria; chương trình hạt nhân của Iran hay kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan của Mỹ, Biển Hoa Đông mới là điểm nóng quốc tế căng thẳng, đáng quan ngại nhất hiện nay. Nổi bật nhất, nguy hiểm nhất là tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật liên quan đến chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Nguy cơ chiến tranh trên biển giữa cường quốc kinh tế đứng thứ 2 (Trung Quốc) và thứ 3 (Nhật) thế giới hoàn toàn có khả năng bùng nổ khi không chỉ tiếp tục duy trì Khu vực Nhận dạng phòng không tranh cãi, Bắc Kinh tiếp tục tăng cường triển khai các phần cứng quân sự tới khu vực để bảo vệ và củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. Trong khi đó, Nhật Bản cũng tìm cách tăng cường năng lực của các lực lượng vũ trang để đối chọi với Trung Quốc, bảo vệ hiệu quả các khu vực tranh chấp.