2015: IS chuyển từ nhóm khủng bố sang nhà nước thánh chiến?

Google News

(Kiến Thức) - “2015 là năm mà chúng ta sẽ nhìn thấy IS trong vị thế của một nhà nước nhiều hơn là một tổ chức khủng bố”, chuyên gia phân tích nhận định.

Vào đầu năm 2014, danh tính của Nhà nước Hồi giáo (IS, trước hay gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông - ISIL) vẫn được khá ít người biết tới. Tuy nhiên, tới cuối tháng 6/2014, nhóm chiến binh này chiếm đóng một dải đất rộng lớn dọc hai nước gồm Iraq và Syria và tuyên bố lập ra nhà nước của người Hồi giáo. Sau nhiều tháng nổi lên trên trường quốc tế, IS dường như đã trở thành “thương hiệu quốc tế” cho nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo dòng Sunni này. Chưa kể, IS đang lâm vào cuộc chiến với liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu.
2015: IS chuyen tu nhom khung bo sang nha nuoc thanh chien?
Các chiến binh thánh chiến giương cao lá cờ IS trong đợt diễu binh ở thành phố Rappa, miền bắc Syria ngày 30/6/2014.

Trong vị thế của một nhóm chiến binh thì 2014 là năm ghi nhận làn sóng phủ rộng nhanh vượt bậc của IS thông qua một chiến dịch truyền thông xã hội dồn dập với các hình ảnh tàn bạo gây sốc đã trở thành “thương hiệu” của nhóm này.
Năm 2015, nhóm chiến binh này có thể tập trung mọi nguồn lực để củng cố cho vương quốc Hồi giáo bằng việc loại bỏ các lực lượng đối địch cũng như củng cố lãnh thổ. Các chuyên gia nhận định, tên tuổi cũng như ý thức hệ của IS có thể còn được lan rộng ra nhiều vùng trên thế giới. Đồng thời, nhóm này cũng sẽ khuyến khích các cuộc tấn công đơn lẻ hơn là cố gắng thực hiện một cuộc tấn công quy mô lớn vào các quốc gia phương Tây.
2015 là năm mà chúng ta sẽ nhìn thấy IS trong vị thế của một nhà nước nhiều hơn là một tổ chức khủng bố”, chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu và phân tích khủng bố quốc tế (TRAC) là ông Jasmine Opperman cho hay. “Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ nhận được các thông tin về những vụ hành quyết tàn bạo mà nhóm này thực hiện trong năm tới”.
Trong khi đó, trên vị thế của một đất nước (hay vương quốc), hoạt động mở rộng lãnh thổ của IS sẽ mau chóng không còn nữa. “Không có nhiều khả năng cho thấy, nhóm này sẽ có những đột phá nhanh chóng như năm 2014 một lần nữa. Đó sẽ là câu chuyện về một nhóm Hồi giáo cố gắng giữ lấy những gì họ có và củng cố quyền lực mà thôi”, Giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh quốc tế (TRAC), ông Raffaello Pantucci bày tỏ quan điểm.
Năm 2015: IS tiếp tục thực hiện các vụ hành quyết tàn bạo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, củng cố quyền lực không có nghĩa là IS sẽ ít tàn bạo đi. Nhóm IS khét tiếng với những vụ sát hại người nước ngoài mà chúng bắt giữ hay với chính cả những người dân địa phương vi phạm luật. Kể từ tháng 6/2014, IS đã giết ít nhất 1.500 người Syria và hơn hàng nghìn người khác ở Iraq. Các chiến binh IS thường giết hại những người Hồi giáo theo dòng Shi’ite và các giáo phái đối lập mỗi khi chiếm được một thị trấn.
“Ở những nơi IS kiểm soát, người dân có thể chứng kiến các cảnh tượng tàn bạo mỗi ngày. IS thực sự có ý định bình thường hóa bạo lực”, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, ông Harleen Gambhir nói.
2015: IS chuyen tu nhom khung bo sang nha nuoc thanh chien?-Hinh-2
 Hai nam công dân đang trên đường tới nơi hành quyết. Họ bị trừng phạt vì đã phạm tội ăn cắp tại những địa bàn do IS kiểm soát.

Ở Mosul và Rappa (hai đại bản doanh của IS ở Iraq và Syria), bạo lực quân sự đóng vai trò ngày càng nhiều trong cả đời sống chính trị và xã hội. Người dân địa phương phải tham dự các lớp học và khám bệnh ở các bệnh viện do IS điều hành cũng như tuân thủ các luật pháp hà khắc. Nhóm các nhà hoạt động xã hội chống IS có tên “Raqqa is Being Slaughtered Silently” (Raqqa đang bị tàn phá thầm lặng) hàng ngày đăng tải các hình ảnh bạo tàn của nhóm IS khi chúng bắt các em nhỏ tham gia trại huấn luyện.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc bình thường hóa bạo lực này là một mũi tên trúng hai đích: loại bỏ những phần tử không trung thành với IS trong hàng ngũ và là lời cảnh báo với những người phản đối nhóm trên.
Chiến dịch tuyên truyền của IS năm 2015
Theo đó, trong năm 2015, ngoài việc cố gắng hợp pháp hóa vương quốc của mình, nhóm IS vẫn sẽ duy trì chiến dịch tuyên truyền rầm rộ.
“Các tỉnh nằm dưới tầm kiểm soát của IS bắt đầu có những chiến dịch tuyên truyền nhằm quảng bá về một cuộc sống tốt đẹp hơn dưới sự dẫn dắt của tổ chức Hồi giáo này”, ông Opperman nói.
2015: IS chuyen tu nhom khung bo sang nha nuoc thanh chien?-Hinh-3
Các chiến binh thánh chiến IS.
Kể từ khi tuyên bố thành lập vương quốc hồi tháng 6/2014, IS đã phát tán ít nhất 400 video thông qua 4 đơn vị truyền thông khác nhau. Thực tế, ở Syria và Iraq, IS cũng lập ra các chương trình tuyên truyền nhằm trưng cho mọi người thấy về một cuộc sống tốt đẹp ở vương quốc này cũng như cả hệ tư tưởng của IS.
Bước sang năm nay, IS đã tung ra một đoạn video thông báo về việc mở rộng lãnh thổ vương quốc này sang các quốc gia Ả Rập như Yemen, Ả Rập Saudi, Libya và Algeria.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của IS phải đối diện trong tương lai gần đó là cạnh tranh với nhóm al Qaeda và các chi nhánh khác của nhóm khủng bố này ở các quốc gia, nơi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố nắm giữ chủ quyền. Hiện có nhiều nhóm thánh chiến độc lập và IS rất muốn thu phục các nhóm trung lập này về dưới trướng của mình.
Cuối cùng, dù muốn theo đuổi mục tiêu mở rộng lãnh thổ thì các chiến binh IS vẫn phải giữ quyền kiểm soát ở những vùng đất mà họ chiếm được ở Iraq và Syria.
Thanh Nga (theo IBT)

Bình luận(0)