Chống tham nhũng – nhiệm vụ số 1 của TBT Tập Cận Bình

Google News

(Kiến Thức) - Tổng Bí thứ Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ được ưu tiên số 1.

 Tổng Bí thư Tập Cận Bình quyết tâm chống tham nhũng và coi đó là nhiệm vụ số 1 cần phải làm triệt để và cứng rắn hơn trước. Ảnh minh họa.

Trong những bài phát biểu đầu tiên kể từ khi được bầu làm Tổng Bí thư ĐSCTrung Quốc hồi cuối tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình cảnh báo rằng vấn nạn tham nhũng có thể hủy hoại cả Đảng lẫn Nhà nước.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo khác rút kinh nghiệm từ vấn nạn tham nhũng của các nước khác nơi mà "tham nhũng đóng một vai trò lớn trong các cuộc xung đột xảy ra trong một thời gian dài, và ... dẫn đến sự bất mãn của người dân, tình trạng bất ổn xã hội và cuối cùng là dân chúng lật đổ giai cấp thống trị và đảng cầm quyền".

Mặc dù ông Tập Cận Bình không đề cập đến tên bất cứ một quốc gia nào nhưng mọi người có thể cảm thấy rõ rằng ý Tổng Bí thư Trung Quốc đang đề cập đến Libya, Ai Cập, nơi chế độ độc tài, tham nhũng đã dẫn đến làn sóng người biểu tình lật đổ chính quyền. Cụ thể đó là sự trỗi dậy của các cuộc cách mạng trong "Mùa xuân Arập".

Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng kêu gọi các quan chức "xây dựng một chính phủ trong sạch, thực hiện nghiêm kỷ luật tự giác, tăng cường giám sát gia đình và nhân viên của mình".

TBT Tập Cận Bình chọn người đứng đầu phụ trách nhiệm vụ quan trọng này là ông Vương Kỳ Sơn, 64 tuổi. Hiện ông là chiến lược gia tài chính kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và là lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của Đảng. Ông được bầu vào vị trí lãnh đạo mới của cơ quan điều tra trung ương, điều tra các sai phạm của các thành viên trong đảng.

Ông Vương còn được mọi người biết đến như là một "lính cứu hỏa" và là người có khả năng “dập lửa” một cách tài tình.

Trong những năm 1990, ông được cử đến Quảng Đông để giải quyết "khủng hoảng nợ" tại khu vực miền Nam của tỉnh này.
Một năm sau đó, ông tiếp tục được giao trong trách đến tỉnh Hải Nam để “xử lý” tình trạng buôn lậu và tham nhũng tràn lan.

Đến năm 2003, ông Vương được “triệu về” Bắc Kinh để thay thế vị trí của Thị trưởng thành phố bị cáo buộc bao che tình hình diễn biến của dịch SARS - đại dịch cúm lan truyền trên khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Những thành tựu và khả năng chính trị của ông được lãnh đạo đánh giá cao và giao cho trong trách mới trên cương vị cao hơn.

Trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc đã xử lý 668.400 đảng viên "vi phạm kỷ luật đảng" và hơn 24.600 người bị tình nghi đã được gọi  đến cơ quan điều tra làm rõ những nghi vấn, theo China Daily.

Vào thời đại ngày nay, con người ngày càng có nhiều cách để làm giàu bất hợp pháp cũng như tìm ra được nhiều cách để che giấu những khoản “tiền đen” đó. Để hợp pháp hóa số tiền đó, một số người rửa tiền bằng cách chuyển tiền ra nước ngoài

Trong khi đó, một số người khác mua những căn biệt thự sang trọng, đồ trang sức và phụ kiện đắt tiền hoặc đầu tư vào các dự án kinh doanh của thân nhân và liên kết hợp tác để rửa tiền.

Những dấu hiệu tham những của chính trị gia bao gồm:

- Một quan chức bình thường với một mức lương khiêm tốn nhưng bị công chúng phát hiện đeo những chiếc đồng hồ đắt tiền vào những dịp khác nhau. Cộng đồng mạng đặt bí danh cho những chính khách này là "Người mê đồng hồ hiệu".

- Một quan chức cấp cao  được gọi là "Nhà của chú" bởi những chính trị gia này trong quá trình bị cơ quan điều tra chống tham nhũng phát hiện họ là chủ sở hữu của 21 căn nhà, với đồng lường “ba cọc ba đồng” của công chức thì họ không thể có khối tài sản lớn như vậy.

- Một  Bí thư quân ủy ở Trùng Khánh bị sa thải sau khi bị cư dân mạng tung video "nóng" quan hệ tình dục với một cô gái trẻ,  bị đem làm "quà hối lộ" cho các quan chức háo sắc, tham tiền.

- Cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân cũng bị “ngã ngựa” vì nhận hối lộ 47 triệu NDT (khoảng 7,5 triêu USD) từ năm 2005 - 2010.

Để chấn chỉnh tình trạng quan chức tham nhũng, nhận hối lộ, chính quyền Trung Quốc đưa ra những điều luật chặt chẽ hơn.
Điều luật này cũng quy định cấm quan chức sử dụng các thẻ quà tặng để kiềm chế hoạt động chống rửa tiền, rút tiền mặt bất hợp pháp, trốn thuế và hối lộ.

Các giải pháp hiện nay chủ yếu tập trung vào hình phạt thay vì phòng ngừa - "Giết gà dọa khỉ", như câu mà người Trung Quốc thường hay nói. “Hành hình” một người nhưng khiến 100 người khác phải sợ, chùn bước.

Trong một cuộc họp gần đây, ông Vương Kỳ Sơn cho biết "tin tưởng không bao giờ có thể thay thế được hoạt động giám sát của cơ quan chức năng".  Ông kêu gọi ban hành cơ chế phòng ngừa và trừng phạt nặng đối tượng tham nhũng.

Thêm vào đó, ông Vương mới có cuộc “đàm đạo” với 8 chuyên gia để tìm ra những ý tưởng mới chống tham nhũng hiệu quả  hơn. Hầu hết các ý kiến của chuyên gia có mặt tại đó đều thống nhất yêu cầu các quan chức công khai tài sản của họ.
Trong thực tế, khái niệm về công khai các tài sản của quan chức đã được đề xuất và đưa ra thảo luận từ 18 năm trước.

Ông Vương  ủng hộ ý kiến này và cũng cho rằng thuyết phục các quan chức công khai tài sản của họ một cách tự nguyện là điều không hề đơn giản.

Trước đó, khoảng 1.000.000 quan chức ở một cấp bậc nhất định đã được cơ quan chức năng yêu cầu báo cáo tài sản của họ - nhưng chỉ trong nội bộ.

Ông Vương nhận định rằng, đó sẽ là chìa khóa giải quyết vấn nạn tham nhũng.

"Nếu những người dân thường sẽ không thể biết số lượng tài sản của quan chức, nếu không có ai trong số đó công khai ra bên ngoài. Và chỉ có chính người trong cuộc mới biết được họ có bao nhiêu tài sản thì khi đó vấn đề không thể giải quyết”, ông Vương Kỳ Sơn cho biết.

"Nó giống như lời yêu cầu đòi hỏi tay trái phải giám sát công việc của tay phải, hoặc yêu cầu người mẹ giám sát chính con trai mình. Và nếu người con trai phạm tội thì người mẹ rất khó có thể “vì đại nghĩa diệt thân”, ông Vương nhận định.

Trên thực tế, chính phủ Hong Kong cũng thông qua một điều luật tương tự vào năm 1977 để nhổ tận gốc tham nhũng liên quan đến mafia.

ĐANG ĐỌC NHIỀU
TIN LIÊN QUAN

Nhật Anh (theo CNN)

Bình luận(0)