1.Lưu vực sông Matanza-Riachuelo ở thủ đô Buenos Aires: Tuy chỉ kéo dài 37 dặm, nhưng dọc theo con sông này, có tới 15.000 công ty hóa chất. Họ xả trực tiếp chất độc hại như kẽm, chì, đồng, niken, hay crom … ra dòng sông. Do bị ô nhiễm nặng, vì thế có tới 60% các hộ gia đình sinh sống ở lưu vực sông mắc các chứng bệnh: tiêu chảy, ung thư, bệnh về đường hô hấp. 2.Thành phố công nghiệp Norilsk, Siberia: Vốn là một khu mỏ kim loại nặng trong suốt nhiều thập kỉ, Stalin đã dùng nơi này như một trại cải tạo lao động. Tuổi thọ trung bình đối với các công nhân nhà máy ở đây chỉ là 10 năm, dưới mức trung bình của Nga. Hàng triệu tấn oxit đồng và niken rò rỉ ra bên ngoài đã được tìm thấy trong đất, trong phạm vi 40 dặm ở Norilsk, nơi có tới 130.000 dân cư sống.Bức ảnh chụp năm 1993 ghi lại cảnh một nhà máy thải khí ra không khí.
3.Lưu vực sông Citarum, Indonesia: Với hơn 9 triệu người ở dọc hai bờ, dòng sông Citarum là nơi cung cấp tới 80% lượng nước cho thủ đô Jakarta. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra con số đáng kinh ngạc: mức độ ô nhiễm ở con sông này cao gấp 1.000 lần so với mức độ cho phép. 4.Thành phố lớn thứ hai của Zambia, Kabwe: Nơi này từng được coi là một trong những mỏ chì lớn nhất thế giới. Trẻ em ở đây có lượng chì trong máu cao gấp 10 lần so với mức cho phép, tuy nhiên chính phủ chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong vòng 90 năm qua để giái quyết tình trạng ô nhiễm của thành phố. 5.Hazaribagh, Bangladesh là đại bản doanh của 270 nhà máy thuộc da. Vì thế, mỗi ngày hơn 22 triệu lít khối chất thải được thải ra bên ngoài môi trường tự nhiên, bao gồm cả chất hexavalent chromium gây ung thư. Cảnh người dân sinh sống ở khu vực ô nhiễm.
6. Mỏ vàng trung tâm của thế giới Kalimantan, Indonesia: Lượng thủy ngân nguy hiểm được thải ra ở mức 1.000 tấn mỗi năm. Trong ảnh, một mỏ than ở tỉnh Đông Kalimantan. Người dân ở đây thường ăn cá ở các con sông mà không hề hay biết rằng, những con cá này chứa lượng thủy ngân gấp đôi so với mức khuyến cáo.7. Pripyat, Ukraine là nơi xảy ra vụ thảm họa hạt nhân ở nhà máy Chernobyl năm 1986. Địa điểm này hiện đã bị bỏ hoang và một thị trấn ma đã trở thành nỗi ám ảnh cho bất cứ ai tới đây. Sau khi thảm kịch xảy ra, nhà chức trách đã xây một hộp bê tông bao quanh nhà máy nhằm hạn chế lượng phóng xạ phát tán ra ngoài. Tuy nhiên, 26 năm trôi qua, nhưng phóng xạ ở trong đất cách nhà máy nhiều dặm vẫn còn tồn tại, gây nguy hiểm cho cuộc sống con người. 8. Đồng bằng sông Niger, Nigeria: Một số nhà máy hóa dầu lớn nhất thế giới đặt trụ sở ở đây. Hơn 7.000 vụ tràn dầu đã xảy ra suốt thời gian 1976-2001. Trong ảnh, chính quyền địa phương đã đốt cháy một chiếc thuyền ăn cắp dầu.
9.Thành phố công nghiệp Dzershinsk ở Nga. 300.000 tấn chất thải hóa học đã được thải ra ngoài mà chưa qua hệ thống xử lý, trong đó nhiếu lượng chất thải đã ngấm sâu vào mạch nước ngầm. Một bức ảnh chỉ dẫn cảnh báo người dân khi lui tới hố chứa bùn Sibur-Neftekhim gần Dzershinsk. 10.Bãi đổ rác Agbogbloshie ở Accra, Ghana: Rất nhiều công ty máy tính phương Tây đã đổ rác thải ở đây. Xốp bao bì và dây cáp bọc cao su thường được đốt cháy một cách sơ sài.
1.Lưu vực sông Matanza-Riachuelo ở thủ đô Buenos Aires: Tuy chỉ kéo dài 37 dặm, nhưng dọc theo con sông này, có tới 15.000 công ty hóa chất. Họ xả trực tiếp chất độc hại như kẽm, chì, đồng, niken, hay crom … ra dòng sông.
Do bị ô nhiễm nặng, vì thế có tới 60% các hộ gia đình sinh sống ở lưu vực sông mắc các chứng bệnh: tiêu chảy, ung thư, bệnh về đường hô hấp.
2.Thành phố công nghiệp Norilsk, Siberia: Vốn là một khu mỏ kim loại nặng trong suốt nhiều thập kỉ, Stalin đã dùng nơi này như một trại cải tạo lao động. Tuổi thọ trung bình đối với các công nhân nhà máy ở đây chỉ là 10 năm, dưới mức trung bình của Nga.
Hàng triệu tấn oxit đồng và niken rò rỉ ra bên ngoài đã được tìm thấy trong đất, trong phạm vi 40 dặm ở Norilsk, nơi có tới 130.000 dân cư sống.
Bức ảnh chụp năm 1993 ghi lại cảnh một nhà máy thải khí ra không khí.
3.Lưu vực sông Citarum, Indonesia: Với hơn 9 triệu người ở dọc hai bờ, dòng sông Citarum là nơi cung cấp tới 80% lượng nước cho thủ đô Jakarta.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra con số đáng kinh ngạc: mức độ ô nhiễm ở con sông này cao gấp 1.000 lần so với mức độ cho phép.
4.Thành phố lớn thứ hai của Zambia, Kabwe: Nơi này từng được coi là một trong những mỏ chì lớn nhất thế giới. Trẻ em ở đây có lượng chì trong máu cao gấp 10 lần so với mức cho phép, tuy nhiên chính phủ chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong vòng 90 năm qua để giái quyết tình trạng ô nhiễm của thành phố.
5.Hazaribagh, Bangladesh là đại bản doanh của 270 nhà máy thuộc da. Vì thế, mỗi ngày hơn 22 triệu lít khối chất thải được thải ra bên ngoài môi trường tự nhiên, bao gồm cả chất hexavalent chromium gây ung thư.
Cảnh người dân sinh sống ở khu vực ô nhiễm.
6. Mỏ vàng trung tâm của thế giới Kalimantan, Indonesia: Lượng thủy ngân nguy hiểm được thải ra ở mức 1.000 tấn mỗi năm. Trong ảnh, một mỏ than ở tỉnh Đông Kalimantan.
Người dân ở đây thường ăn cá ở các con sông mà không hề hay biết rằng, những con cá này chứa lượng thủy ngân gấp đôi so với mức khuyến cáo.
7. Pripyat, Ukraine là nơi xảy ra vụ thảm họa hạt nhân ở nhà máy Chernobyl năm 1986. Địa điểm này hiện đã bị bỏ hoang và một thị trấn ma đã trở thành nỗi ám ảnh cho bất cứ ai tới đây.
Sau khi thảm kịch xảy ra, nhà chức trách đã xây một hộp bê tông bao quanh nhà máy nhằm hạn chế lượng phóng xạ phát tán ra ngoài. Tuy nhiên, 26 năm trôi qua, nhưng phóng xạ ở trong đất cách nhà máy nhiều dặm vẫn còn tồn tại, gây nguy hiểm cho cuộc sống con người.
8. Đồng bằng sông Niger, Nigeria: Một số nhà máy hóa dầu lớn nhất thế giới đặt trụ sở ở đây. Hơn 7.000 vụ tràn dầu đã xảy ra suốt thời gian 1976-2001.
Trong ảnh, chính quyền địa phương đã đốt cháy một chiếc thuyền ăn cắp dầu.
9.Thành phố công nghiệp Dzershinsk ở Nga. 300.000 tấn chất thải hóa học đã được thải ra ngoài mà chưa qua hệ thống xử lý, trong đó nhiếu lượng chất thải đã ngấm sâu vào mạch nước ngầm.
Một bức ảnh chỉ dẫn cảnh báo người dân khi lui tới hố chứa bùn Sibur-Neftekhim gần Dzershinsk.
10.Bãi đổ rác Agbogbloshie ở Accra, Ghana: Rất nhiều công ty máy tính phương Tây đã đổ rác thải ở đây. Xốp bao bì và dây cáp bọc cao su thường được đốt cháy một cách sơ sài.