Những màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời ở nhiều địa điểm như Hồ Gươm, Hồ Tây, Công viên Lê-nin... dường như đã là một phần không thể thiếu trong đêm giao thừa Tết Âm lịch ở Hà Nội trong rất nhiều năm qua. Nhưng dịp Tết Đinh Dậu 2017 này, thành phố Hà Nội đã quyết định không bắn pháo hoa đêm giao thừa để dành ngân sách ủng hộ người dân nghèo, khó khăn trên cả nước. Quyết định này từ lâu đã gây ra nhiều tranh cãi và càng gần đến giao thừa, người dân Thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ càng bàn luận nhiều hơn về nó.Có thể xem màn bắn pháo hoa không chỉ tạo không khí vui vẻ, mang tính tượng trưng "đánh thức" một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc, mà nó còn mang ý nghĩa tạo ra cảm xúc cho người dân Thủ đô, có được phút giây quây quần, xum vầy bên người thân, cùng thưởng thức những điều tốt đẹp... Tết Đinh Dậu 2017 không có pháo hoa, điều này chắc chắn tạo ra nhiều sự tiếc nuối, hụt hẫng cho những người đã có thói quen ra đường, ngắm pháo hoa rồi trở về nhà xông đất, vui tươi trong đêm giao thừa.Không có pháo hoa giao thừa, các bạn trẻ cũng mất đi một hoạt động, một cơ hội để có thể gần gũi bên nhau, biến khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới trở nên ý nghĩa, nhiều màu sắc hơn. Nói về điều này, bạn Đỗ Tố Quỳnh, học sinh lớp 12 trường THPT Quang Trung, Hà Nội không giấu được sự tiếc nuối: "Từ bé em đã quen với việc tối 30 Tết đến Hồ Gươm ngắm pháo hoa, đón giao thừa cùng mẹ. Tết năm nay không có pháo hoa thực sự em thấy buồn và thiết nghĩ chúng ta vẫn còn có nhiều cách khác để ủng hộ người nghèo không nhất thiết phải cắt bớt đi một hoạt động vốn mang nhiều ý nghĩa như bắn pháo hoa đêm giao thừa như vậy".Dù năm nay đã hơn 50 tuổi nhưng ông Bùi Việt Dũng ở phố Tràng Thi, Hà Nội cũng có cùng quan điểm với bạn học sinh vừa nêu ý kiến ở trên. Ông Dũng chia sẻ: "Tết ở Hà Nội bây giờ càng ngày càng mất dần bản sắc, không còn vui và mang đậm tính truyền thống như cách đây 10-20 năm nữa. Bây giờ lại bỏ cả bắn pháo hoa, tôi thấy như cái hay nhất, đặc sắc nhất của Tết Âm lịch ở Thủ đô đã biến mất rồi".Song song đó, cũng có một số bạn trẻ đồng tình với quyết định không tổ chức bắn pháo hoa để dành ngân sách giúp đỡ người nghèo trên cả nước và coi đó là một việc làm rất ý nghĩa. Bạn Đặng Hải Yến, sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội chia sẻ quan điểm: "Mình đón giao thừa ở Hà Nội từ bé và chưa năm nào là không được ngắm pháo hoa. Đó đã là thói quen và truyền thống của riêng bản thân mình rồi. Năm nay Hà Nội không có pháo hoa Tết mình cũng có chút tiếc nuối nhưng khoản ngân sách tiết kiệm được từ việc làm này nếu đến được tay những người nghèo thì cũng rất đáng làm. Dù tiếc nhưng mình vẫn ủng hộ các lãnh đạo thành phố với quyết định này".Cũng có một số bạn trẻ đề xuất một vài phương án bắn pháo hoa khác vừa tiết kiệm hơn vừa không làm mất đi một hoạt động mang tính truyền thống và nhiều ý nghĩa trong đêm giao thừa. Độc giả Trần Hoàng Anh là sinh viên Đại học Kiến trúc, Hà Nội nêu quan điểm: "Theo mình, nếu muốn tiết kiệm thì thay vì bắn pháo hoa ở 30-31 điểm ở khắp Hà Nội thì giờ chúng ta giảm xuống chỉ bắn ở một vài địa điểm lớn nhất trung tâm các quận thôi. Cả thành phố bắn khoảng hơn 10 điểm là được. Người dân vừa có chỗ vui chơi, đón giao thừa mà thành phố vẫn tiết kiệm được một khoản ngân sách".Ngoài ra với phương án kêu gọi các nhà thờ ở Hà Nội cùng róng chuông trong thời khắc giao thừa cũng là một ý tưởng rất hay. Đây là hoạt động mà nhiều nước phương Tây thực hiện từ lâu, vừa giúp thành phố tiết kiệm được ngân sách, vừa đảm bảo tạo ra được bầu không khí đón năm mới nói chung, tạo cảm giác phấn chấn, vui tươi trong lòng người dân. Ảnh: Báo Giao thông Vận tải.Ngoài các nhà thờ, các ngôi chùa lớn ở Hà Nội cũng có thể đánh chuông trong thời điểm giao thừa. Đây là một hoạt động được xem là mang đậm chất Á Đông, giản dị, thanh tịnh nhưng vẫn có ý nghĩa và sức tác động với cảm xúc, tinh thần của những người dân mong muốn được đón giao thừa một cách vui vẻ nhất. Ảnh: Phatgiao.org.
Những màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời ở nhiều địa điểm như Hồ Gươm, Hồ Tây, Công viên Lê-nin... dường như đã là một phần không thể thiếu trong đêm giao thừa Tết Âm lịch ở Hà Nội trong rất nhiều năm qua. Nhưng dịp Tết Đinh Dậu 2017 này, thành phố Hà Nội đã quyết định không bắn pháo hoa đêm giao thừa để dành ngân sách ủng hộ người dân nghèo, khó khăn trên cả nước. Quyết định này từ lâu đã gây ra nhiều tranh cãi và càng gần đến giao thừa, người dân Thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ càng bàn luận nhiều hơn về nó.
Có thể xem màn bắn pháo hoa không chỉ tạo không khí vui vẻ, mang tính tượng trưng "đánh thức" một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc, mà nó còn mang ý nghĩa tạo ra cảm xúc cho người dân Thủ đô, có được phút giây quây quần, xum vầy bên người thân, cùng thưởng thức những điều tốt đẹp... Tết Đinh Dậu 2017 không có pháo hoa, điều này chắc chắn tạo ra nhiều sự tiếc nuối, hụt hẫng cho những người đã có thói quen ra đường, ngắm pháo hoa rồi trở về nhà xông đất, vui tươi trong đêm giao thừa.
Không có pháo hoa giao thừa, các bạn trẻ cũng mất đi một hoạt động, một cơ hội để có thể gần gũi bên nhau, biến khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới trở nên ý nghĩa, nhiều màu sắc hơn. Nói về điều này, bạn Đỗ Tố Quỳnh, học sinh lớp 12 trường THPT Quang Trung, Hà Nội không giấu được sự tiếc nuối: "Từ bé em đã quen với việc tối 30 Tết đến Hồ Gươm ngắm pháo hoa, đón giao thừa cùng mẹ. Tết năm nay không có pháo hoa thực sự em thấy buồn và thiết nghĩ chúng ta vẫn còn có nhiều cách khác để ủng hộ người nghèo không nhất thiết phải cắt bớt đi một hoạt động vốn mang nhiều ý nghĩa như bắn pháo hoa đêm giao thừa như vậy".
Dù năm nay đã hơn 50 tuổi nhưng ông Bùi Việt Dũng ở phố Tràng Thi, Hà Nội cũng có cùng quan điểm với bạn học sinh vừa nêu ý kiến ở trên. Ông Dũng chia sẻ: "Tết ở Hà Nội bây giờ càng ngày càng mất dần bản sắc, không còn vui và mang đậm tính truyền thống như cách đây 10-20 năm nữa. Bây giờ lại bỏ cả bắn pháo hoa, tôi thấy như cái hay nhất, đặc sắc nhất của Tết Âm lịch ở Thủ đô đã biến mất rồi".
Song song đó, cũng có một số bạn trẻ đồng tình với quyết định không tổ chức bắn pháo hoa để dành ngân sách giúp đỡ người nghèo trên cả nước và coi đó là một việc làm rất ý nghĩa. Bạn Đặng Hải Yến, sinh viên năm 3 Đại học Y Hà Nội chia sẻ quan điểm: "Mình đón giao thừa ở Hà Nội từ bé và chưa năm nào là không được ngắm pháo hoa. Đó đã là thói quen và truyền thống của riêng bản thân mình rồi. Năm nay Hà Nội không có pháo hoa Tết mình cũng có chút tiếc nuối nhưng khoản ngân sách tiết kiệm được từ việc làm này nếu đến được tay những người nghèo thì cũng rất đáng làm. Dù tiếc nhưng mình vẫn ủng hộ các lãnh đạo thành phố với quyết định này".
Cũng có một số bạn trẻ đề xuất một vài phương án bắn pháo hoa khác vừa tiết kiệm hơn vừa không làm mất đi một hoạt động mang tính truyền thống và nhiều ý nghĩa trong đêm giao thừa. Độc giả Trần Hoàng Anh là sinh viên Đại học Kiến trúc, Hà Nội nêu quan điểm: "Theo mình, nếu muốn tiết kiệm thì thay vì bắn pháo hoa ở 30-31 điểm ở khắp Hà Nội thì giờ chúng ta giảm xuống chỉ bắn ở một vài địa điểm lớn nhất trung tâm các quận thôi. Cả thành phố bắn khoảng hơn 10 điểm là được. Người dân vừa có chỗ vui chơi, đón giao thừa mà thành phố vẫn tiết kiệm được một khoản ngân sách".
Ngoài ra với phương án kêu gọi các nhà thờ ở Hà Nội cùng róng chuông trong thời khắc giao thừa cũng là một ý tưởng rất hay. Đây là hoạt động mà nhiều nước phương Tây thực hiện từ lâu, vừa giúp thành phố tiết kiệm được ngân sách, vừa đảm bảo tạo ra được bầu không khí đón năm mới nói chung, tạo cảm giác phấn chấn, vui tươi trong lòng người dân. Ảnh: Báo Giao thông Vận tải.
Ngoài các nhà thờ, các ngôi chùa lớn ở Hà Nội cũng có thể đánh chuông trong thời điểm giao thừa. Đây là một hoạt động được xem là mang đậm chất Á Đông, giản dị, thanh tịnh nhưng vẫn có ý nghĩa và sức tác động với cảm xúc, tinh thần của những người dân mong muốn được đón giao thừa một cách vui vẻ nhất. Ảnh: Phatgiao.org.