Nhiều năm xa quê, mỗi khi nghe tiếng trống múa lân rộn ràng trên đoạn đường tan sở, nhìn dòng người nô nức đổ lên phố Hàng Mã tôi lại miên man nhớ về những mùa Trung thu của tuổi thơ. Thứ kỷ niệm đã qua đi nhiều năm nhưng con người ta vẫn cất giữ trong lòng, từng đoạn ký ức được gọi về vẫn y nguyên, đơn sơ, giản đơn quá đỗi. Những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo chắc có lẽ cũng giống tôi, mùa Trung thu về tất cả anh em trong nhà sẽ mất cả tuần chuẩn bị que tre vót mảnh ghép làm đèn ông sao. Vài nghìn tiết kiệm góp vào mua giấy bóng kính. Tuy cuộc sống thiếu thốn, vất vả nhưng với chúng tôi đèn lồng là một thứ gì đó quý báu và thiêng liêng lắm.Nếu như anh trai tôi thích chơi đèn ông sao thì bố dành tặng tôi chiếc làm bằng lon bia phát ra tiếng. Món đồ chơi “huyền thoại” này gắn liền với bao thế hệ 8X, đầu 9X như tôi. Chiếc vỏ lon đơn sơ được cắt tỉa thành nhiều hình khác nhau, bên trong có chỗ thắp nến, dù không thực sự nổi bật nhưng với tôi đó là cả sự tự hào mà không phải đứa trẻ nào trong xóm cũng có món đồ chơi “độc”.Trung thu sẽ không bao giờ được thiếu tiếng trống múa lân, múa sư tử. Đứa trẻ nào chưa một lần được đứng trước cổng ngóng đoàn múa lân thì chắc hẳn tuổi thơ của chúng đã bỏ lỡ một niềm vui vô cùng lớn của ngày Trung thu.Quên sao được những đêm tập văn nghệ chuẩn bị cho đêm rằm tháng 8. Cái nắm tay thật chặt, gương mặt phấn khởi, kéo nhau từ đầu làng hát đồng ca: "Trung thu trăng sáng sáng soi cánh đồng xanh tươi…”. Chỉ thế thôi mà sao với tôi chúng gần gũi và thiêng liêng đến vậy.Ngày ấy, mỗi đứa trẻ đêm Trung thu sẽ được đi rước đèn, trên tay cầm một chiếc đèn ông sao, đi khắp phố phường. Tiếng rộn rã cười đùa, bước dân dồn dập, trung thu thật lung linh và huyên náo.Tôi vẫn nhớ mãi những đêm mẹ tôi phải thức trắng để chuẩn bị mâm quả cho cả xóm phá cỗ đón Trung thu. Từng múi bưởi bé xíu được mẹ tôi tách ra nhẹ nhàng ghép thành hình những chú chó xinh xắn, đáng yêu vô cùng.Mẹ tôi thích tự tay làm bánh nước, bánh dẻo làm quà biếu ông bà. Mỗi lần mẹ tôi làm bánh mùi bánh thơm phức bay ngào ngạt khắp nhà, bố con tôi quây quần dưới bếp đợi bánh ra lò để đóng hộp.Những chiếc khuôn xinh xinh, nhiều hình thù đáng yêu đều do bố tôi kỳ công làm cho mẹ. Ngày ấy khuôn bánh phải chuẩn bị trước cả một tháng, tuy khá cầu kỳ nhưng mọi người luôn sống trong tâm lý mong chờ, vui vẻ chuẩn bị cho Trung thu. Trung thu với cả người lớn và trẻ em năm xưa mang một giá trị tinh thần quý báu lắm.Đêm trung thu khép với tiết mục phá cỗ, những đứa trẻ trong xóm ngồi quây thành vòng tròn và nhận quà tuyên dương. Mỗi nhà sẽ được 1 phần kẹo nhỏ chia nhau mang về.Cuộc sống hiện đại thay đổi dần những thói quen đón Trung thu. Ngày nay thay vì mất cả ngày ngồi làm đèn lồng, những đứa trẻ có thể dễ dàng tìm được hàng trăm loại đèn xanh đỏ, tím vàng khác nhau bày bán dọc những đường phố. Nhiều món đồ chơi Trung thu được trang trí bằng nhiều hình thù mới lạ và đẹp mắt.Trung thu trong trí nhớ của tôi hay những bạn đồng trang lứa giản dị, đơn sơ nhưng đong đầy cảm xúc.
Nhiều năm xa quê, mỗi khi nghe tiếng trống múa lân rộn ràng trên đoạn đường tan sở, nhìn dòng người nô nức đổ lên phố Hàng Mã tôi lại miên man nhớ về những mùa Trung thu của tuổi thơ. Thứ kỷ niệm đã qua đi nhiều năm nhưng con người ta vẫn cất giữ trong lòng, từng đoạn ký ức được gọi về vẫn y nguyên, đơn sơ, giản đơn quá đỗi. Những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo chắc có lẽ cũng giống tôi, mùa Trung thu về tất cả anh em trong nhà sẽ mất cả tuần chuẩn bị que tre vót mảnh ghép làm đèn ông sao. Vài nghìn tiết kiệm góp vào mua giấy bóng kính. Tuy cuộc sống thiếu thốn, vất vả nhưng với chúng tôi đèn lồng là một thứ gì đó quý báu và thiêng liêng lắm.
Nếu như anh trai tôi thích chơi đèn ông sao thì bố dành tặng tôi chiếc làm bằng lon bia phát ra tiếng. Món đồ chơi “huyền thoại” này gắn liền với bao thế hệ 8X, đầu 9X như tôi. Chiếc vỏ lon đơn sơ được cắt tỉa thành nhiều hình khác nhau, bên trong có chỗ thắp nến, dù không thực sự nổi bật nhưng với tôi đó là cả sự tự hào mà không phải đứa trẻ nào trong xóm cũng có món đồ chơi “độc”.
Trung thu sẽ không bao giờ được thiếu tiếng trống múa lân, múa sư tử. Đứa trẻ nào chưa một lần được đứng trước cổng ngóng đoàn múa lân thì chắc hẳn tuổi thơ của chúng đã bỏ lỡ một niềm vui vô cùng lớn của ngày Trung thu.
Quên sao được những đêm tập văn nghệ chuẩn bị cho đêm rằm tháng 8. Cái nắm tay thật chặt, gương mặt phấn khởi, kéo nhau từ đầu làng hát đồng ca: "Trung thu trăng sáng sáng soi cánh đồng xanh tươi…”. Chỉ thế thôi mà sao với tôi chúng gần gũi và thiêng liêng đến vậy.
Ngày ấy, mỗi đứa trẻ đêm Trung thu sẽ được đi rước đèn, trên tay cầm một chiếc đèn ông sao, đi khắp phố phường. Tiếng rộn rã cười đùa, bước dân dồn dập, trung thu thật lung linh và huyên náo.
Tôi vẫn nhớ mãi những đêm mẹ tôi phải thức trắng để chuẩn bị mâm quả cho cả xóm phá cỗ đón Trung thu. Từng múi bưởi bé xíu được mẹ tôi tách ra nhẹ nhàng ghép thành hình những chú chó xinh xắn, đáng yêu vô cùng.
Mẹ tôi thích tự tay làm bánh nước, bánh dẻo làm quà biếu ông bà. Mỗi lần mẹ tôi làm bánh mùi bánh thơm phức bay ngào ngạt khắp nhà, bố con tôi quây quần dưới bếp đợi bánh ra lò để đóng hộp.
Những chiếc khuôn xinh xinh, nhiều hình thù đáng yêu đều do bố tôi kỳ công làm cho mẹ. Ngày ấy khuôn bánh phải chuẩn bị trước cả một tháng, tuy khá cầu kỳ nhưng mọi người luôn sống trong tâm lý mong chờ, vui vẻ chuẩn bị cho Trung thu. Trung thu với cả người lớn và trẻ em năm xưa mang một giá trị tinh thần quý báu lắm.
Đêm trung thu khép với tiết mục phá cỗ, những đứa trẻ trong xóm ngồi quây thành vòng tròn và nhận quà tuyên dương. Mỗi nhà sẽ được 1 phần kẹo nhỏ chia nhau mang về.
Cuộc sống hiện đại thay đổi dần những thói quen đón Trung thu. Ngày nay thay vì mất cả ngày ngồi làm đèn lồng, những đứa trẻ có thể dễ dàng tìm được hàng trăm loại đèn xanh đỏ, tím vàng khác nhau bày bán dọc những đường phố. Nhiều món đồ chơi Trung thu được trang trí bằng nhiều hình thù mới lạ và đẹp mắt.
Trung thu trong trí nhớ của tôi hay những bạn đồng trang lứa giản dị, đơn sơ nhưng đong đầy cảm xúc.