Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong phòng và cắt liên lạc với đời sống xã hội trong thời gian dài hơn sáu tháng, chỉ liên hệ với người thân trong gia đình. Những người mắc chứng hikikomori thường là thanh thiếu niên.Nhiếp ảnh gia Maika Elan (Nguyễn Thanh Hải) đã len lỏi vào mạch ngầm xã hội để ghi lại hình ảnh người nhiều năm làm bạn với cô độc. Ở Nhật Bản luôn tồn tại song song hai dòng chảy một hiện đại, một truyền thống; một náo nhiệt, một cô đơn, lẻ loi.Fuminori Akoa, 29 tuổi, nhốt mình trong phòng một năm. “Fuminori cho rằng mình là người đàn ông vĩ đại, có thể làm những thứ tuyệt vời. Tuy nhiên, anh ta không bao giờ cố gắng hết sức và hay thay đổi mục tiêu. Dần dần, Fuminori cảm thấy cô độc”, Elan cho biết.Theo thống kê của Nhật Bản, năm 2016, khoảng 540.000 người mắc hikikomori, chủ yếu trong độ tuổi 15-39. Tuy nhiên, con số thực sự có thể lên đến một triệu người. 35% số trên sống hoàn toàn tách biệt.Elan cho biết nguyên nhân dẫn đến lối sống này trước tiên do số lượng gia đình có một con ngày càng tăng. Trong những gia đình này, đứa con gánh trọng trách cho những mơ ước và hy vọng của cha mẹ. Tiếp đó, hình ảnh những ông bố đi làm từ sáng sớm đến tối mịt, gánh chịu những trọng trách kinh tế gia đình tác động mạnh mẽ lên thanh thiếu niên có nguy cơ mắc hikikomori.Nhiếp ảnh gia trẻ cũng cho hay những người mắc hiện tượng hikikomori giam mình lâu trong phòng, tách biệt với bên ngoài, họ sẽ mất dần sự tự tin và cảm thấy chỉ có phòng mình là nơi an toàn.Sumito Yokoyama nằm trong phòng riêng của mình ở Chiba, Nhật Bản, năm 2016. Nữ nhiếp ảnh gia tiết lộ khi cô chụp những bức ảnh này, người đàn ông nói sức khỏe của anh không tốt. Anh ta không có bệnh nghiêm trọng, nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn ở nhà. Sumito Yokoyama qua đời vào tháng 9/2017 trong căn hộ của mình.Elen cho Zing.vn biết hiện bộ ảnh của chị vẫn chưa hoàn thành. Nữ nhiếp ảnh gia muốn tiếp tục thực hiện những bức ảnh để nói rõ hơn về cuộc sống, câu chuyện của những người giam mình trong phòng kín ở Nhật Bản.Maika Elan, tên thật là Nguyễn Thanh Hải, là nhiếp ảnh gia tự do, sinh tại Hà Nội. Dự án đầu tiên gây chú ý của Elan là The Pink Choice, tập trung cuộc sống của những cặp đôi đồng tính ở Việt Nam. Năm 2013, Elan thắng giải Ảnh báo chí quốc tế hạng mục "Vấn đề đương đại" với bộ ảnh The Pink Choice.Mời quý độc giả xem video Xu hướng "3 không" trong giới trẻ Nhật Bản - Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân
Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong phòng và cắt liên lạc với đời sống xã hội trong thời gian dài hơn sáu tháng, chỉ liên hệ với người thân trong gia đình. Những người mắc chứng hikikomori thường là thanh thiếu niên.
Nhiếp ảnh gia Maika Elan (Nguyễn Thanh Hải) đã len lỏi vào mạch ngầm xã hội để ghi lại hình ảnh người nhiều năm làm bạn với cô độc. Ở Nhật Bản luôn tồn tại song song hai dòng chảy một hiện đại, một truyền thống; một náo nhiệt, một cô đơn, lẻ loi.
Fuminori Akoa, 29 tuổi, nhốt mình trong phòng một năm. “Fuminori cho rằng mình là người đàn ông vĩ đại, có thể làm những thứ tuyệt vời. Tuy nhiên, anh ta không bao giờ cố gắng hết sức và hay thay đổi mục tiêu. Dần dần, Fuminori cảm thấy cô độc”, Elan cho biết.
Theo thống kê của Nhật Bản, năm 2016, khoảng 540.000 người mắc hikikomori, chủ yếu trong độ tuổi 15-39. Tuy nhiên, con số thực sự có thể lên đến một triệu người. 35% số trên sống hoàn toàn tách biệt.
Elan cho biết nguyên nhân dẫn đến lối sống này trước tiên do số lượng gia đình có một con ngày càng tăng. Trong những gia đình này, đứa con gánh trọng trách cho những mơ ước và hy vọng của cha mẹ. Tiếp đó, hình ảnh những ông bố đi làm từ sáng sớm đến tối mịt, gánh chịu những trọng trách kinh tế gia đình tác động mạnh mẽ lên thanh thiếu niên có nguy cơ mắc hikikomori.
Nhiếp ảnh gia trẻ cũng cho hay những người mắc hiện tượng hikikomori giam mình lâu trong phòng, tách biệt với bên ngoài, họ sẽ mất dần sự tự tin và cảm thấy chỉ có phòng mình là nơi an toàn.
Sumito Yokoyama nằm trong phòng riêng của mình ở Chiba, Nhật Bản, năm 2016. Nữ nhiếp ảnh gia tiết lộ khi cô chụp những bức ảnh này, người đàn ông nói sức khỏe của anh không tốt. Anh ta không có bệnh nghiêm trọng, nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn ở nhà. Sumito Yokoyama qua đời vào tháng 9/2017 trong căn hộ của mình.
Elen cho Zing.vn biết hiện bộ ảnh của chị vẫn chưa hoàn thành. Nữ nhiếp ảnh gia muốn tiếp tục thực hiện những bức ảnh để nói rõ hơn về cuộc sống, câu chuyện của những người giam mình trong phòng kín ở Nhật Bản.
Maika Elan, tên thật là Nguyễn Thanh Hải, là nhiếp ảnh gia tự do, sinh tại Hà Nội. Dự án đầu tiên gây chú ý của Elan là The Pink Choice, tập trung cuộc sống của những cặp đôi đồng tính ở Việt Nam. Năm 2013, Elan thắng giải Ảnh báo chí quốc tế hạng mục "Vấn đề đương đại" với bộ ảnh The Pink Choice.
Mời quý độc giả xem video Xu hướng "3 không" trong giới trẻ Nhật Bản - Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân