Nguyễn Thanh Tú (tên thật Nguyễn Thị Thới), cô gái Hà Giang 24 tuổi đang là một trong những nhân vật khiến cư dân mạng phải "mắt tròn, mắt dẹt" nhờ biệt tài... thiến lợn nhanh như máy. Đáng ngưỡng mộ hơn khi cô gái trẻ này còn cho biết: "Mỗi giờ em có thể thiến được gần 400 con lợn giống, thậm chí là trên 400 con nếu như không phải bắt và tiêm kháng sinh cho chúng. Có buổi thiến nhiều mà mỏi tay luôn". Ảnh nhân vật cung cấp.Sinh ra trong một gia đình làm nông nên Thanh Tú rất yêu động vật, đặc biệt là những chú lợn con. Tính vốn hiếu kỳ nên từ khi học lớp 9, thấy bố mẹ nuôi lợn, đặc biệt là việc thiến lợn nên Thanh Tú cũng học theo. Biết con gái thích công việc này nhưng bố mẹ lại không muốn cô theo nghề gì khác ngoài sư phạm hoặc ngành y.
Nhưng muốn đi lên từ chính công việc quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, cô gái 9X Hà Giang đã quyết định thi vào trường Trung cấp Nông nghiệp. Học xong, Thanh Tú may mắn được vào làm tại một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Mỹ mới đầu tư ở Việt Nam, chi nhánh tại Hà Nội, với vai trò là một kỹ thuật viên.Cô gái 9X quê Hà Giang làm tất cả các công việc kỹ thuật trong trại chăn nuôi của công ty, nhưng chủ yếu vẫn là triệt sản cho lợn giống - công việc vốn đã quen thuộc với cô từ khi còn học cấp 2. Để có được tay nghề như hiện nay, Thanh Tú cũng đã phải trải qua cả một quá trình kiên trì học hỏi và thực hành. Công việc là thế nhưng cũng khiến cô gái trẻ gặp không ít áp lực. Nhiều khi nhìn thấy heo nái mới đẻ xong sốt rồi bỏ ăn khiến cô kỹ thuật viên cũng thấy mệt mỏi, lo lắng.Làm một công việc gợi nhiều sự "liên tưởng" cho nhiều người nên Thanh Tú cũng không ít lần bị trêu "cẩn thận anh nào gặp phải cô này thì nguy" hay "tay thoăn thoắt thế kia là ai cũng phải sợ đấy"... nhưng cô gái sinh ra từ vùng quê nghèo cho rằng: "Mình là dân thú y, thô nhưng mà thật. Bị trêu nhiều rồi nên có bị trêu nữa cũng thấy bình thường mà thôi".Công việc nghe có vẻ lạ đối với nhiều người nhưng đang mang lại cho cô gái trẻ năng động mức lương không phải là nhỏ - 12 triệu đồng một tháng. Không chỉ dừng lại ở đó, Thanh Tú còn thử sức với rất nhiều công việc khác nhau để kiếm thêm thu nhập.Ngoài công việc ở công ty, cô gái trẻ còn chung vốn với một người bạn mở cửa hàng thời trang, mỹ phẩm và bán thuốc thú y. Thu nhập cũng được thêm vài chục triệu đồng mỗi tháng.Số tiền kiếm được mỗi tháng Thanh Tú gửi một phần về cho bố mẹ ở quê, một phần cô giữ lại để trang trải cuộc sống và lo ôn thi vào Đại học Nông nghiệp Hà Nội với mục đích nâng cao kỹ thuật thú y. Gia đình Tú có ba chị em, em trai cũng làm nghề nông nghiệp, còn em gái thì bên lâm nghiệp. Là chị cả nên lúc nào cô gái trẻ cũng ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình.Thân con gái lại ôm đồn quá nhiều việc nên nhiều khi Thanh Tú cảm thấy không có thời gian, mệt mỏi và áp lực vô cùng. Mỗi lần như thế cô thường gọi điện về cho mẹ để lấy động lực tiếp tục làm việc. Công việc bận rộn nên thi thoảng rảnh rỗi Tú cũng tụ tập và đi uống nước cùng bạn bè.Dù có một công việc lương cao ở Hà Nội nhưng Thanh Tú vẫn xác định sau này sẽ về lập nghiệp tại chính nơi mình được sinh ra. "Mong mỏi của mình là được về Hà Giang làm giàu và giúp người dân quê mình thoát nghèo", Nguyễn Thanh Tú chia sẻ.
Nguyễn Thanh Tú (tên thật Nguyễn Thị Thới), cô gái Hà Giang 24 tuổi đang là một trong những nhân vật khiến cư dân mạng phải "mắt tròn, mắt dẹt" nhờ biệt tài... thiến lợn nhanh như máy. Đáng ngưỡng mộ hơn khi cô gái trẻ này còn cho biết: "Mỗi giờ em có thể thiến được gần 400 con lợn giống, thậm chí là trên 400 con nếu như không phải bắt và tiêm kháng sinh cho chúng. Có buổi thiến nhiều mà mỏi tay luôn". Ảnh nhân vật cung cấp.
Sinh ra trong một gia đình làm nông nên Thanh Tú rất yêu động vật, đặc biệt là những chú lợn con. Tính vốn hiếu kỳ nên từ khi học lớp 9, thấy bố mẹ nuôi lợn, đặc biệt là việc thiến lợn nên Thanh Tú cũng học theo. Biết con gái thích công việc này nhưng bố mẹ lại không muốn cô theo nghề gì khác ngoài sư phạm hoặc ngành y.
Nhưng muốn đi lên từ chính công việc quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, cô gái 9X Hà Giang đã quyết định thi vào trường Trung cấp Nông nghiệp. Học xong, Thanh Tú may mắn được vào làm tại một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Mỹ mới đầu tư ở Việt Nam, chi nhánh tại Hà Nội, với vai trò là một kỹ thuật viên.
Cô gái 9X quê Hà Giang làm tất cả các công việc kỹ thuật trong trại chăn nuôi của công ty, nhưng chủ yếu vẫn là triệt sản cho lợn giống - công việc vốn đã quen thuộc với cô từ khi còn học cấp 2. Để có được tay nghề như hiện nay, Thanh Tú cũng đã phải trải qua cả một quá trình kiên trì học hỏi và thực hành. Công việc là thế nhưng cũng khiến cô gái trẻ gặp không ít áp lực. Nhiều khi nhìn thấy heo nái mới đẻ xong sốt rồi bỏ ăn khiến cô kỹ thuật viên cũng thấy mệt mỏi, lo lắng.
Làm một công việc gợi nhiều sự "liên tưởng" cho nhiều người nên Thanh Tú cũng không ít lần bị trêu "cẩn thận anh nào gặp phải cô này thì nguy" hay "tay thoăn thoắt thế kia là ai cũng phải sợ đấy"... nhưng cô gái sinh ra từ vùng quê nghèo cho rằng: "Mình là dân thú y, thô nhưng mà thật. Bị trêu nhiều rồi nên có bị trêu nữa cũng thấy bình thường mà thôi".
Công việc nghe có vẻ lạ đối với nhiều người nhưng đang mang lại cho cô gái trẻ năng động mức lương không phải là nhỏ - 12 triệu đồng một tháng. Không chỉ dừng lại ở đó, Thanh Tú còn thử sức với rất nhiều công việc khác nhau để kiếm thêm thu nhập.
Ngoài công việc ở công ty, cô gái trẻ còn chung vốn với một người bạn mở cửa hàng thời trang, mỹ phẩm và bán thuốc thú y. Thu nhập cũng được thêm vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Số tiền kiếm được mỗi tháng Thanh Tú gửi một phần về cho bố mẹ ở quê, một phần cô giữ lại để trang trải cuộc sống và lo ôn thi vào Đại học Nông nghiệp Hà Nội với mục đích nâng cao kỹ thuật thú y. Gia đình Tú có ba chị em, em trai cũng làm nghề nông nghiệp, còn em gái thì bên lâm nghiệp. Là chị cả nên lúc nào cô gái trẻ cũng ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình.
Thân con gái lại ôm đồn quá nhiều việc nên nhiều khi Thanh Tú cảm thấy không có thời gian, mệt mỏi và áp lực vô cùng. Mỗi lần như thế cô thường gọi điện về cho mẹ để lấy động lực tiếp tục làm việc. Công việc bận rộn nên thi thoảng rảnh rỗi Tú cũng tụ tập và đi uống nước cùng bạn bè.
Dù có một công việc lương cao ở Hà Nội nhưng Thanh Tú vẫn xác định sau này sẽ về lập nghiệp tại chính nơi mình được sinh ra. "Mong mỏi của mình là được về Hà Giang làm giàu và giúp người dân quê mình thoát nghèo", Nguyễn Thanh Tú chia sẻ.