Nguyễn Thị Lý (19 tuổi, quê Hà Tĩnh) đang là nhân viên gác chắn tàu hỏa. Học hết lớp 12, Lý xin học tại trường cao đẳng Nghề đường sắt - phân hiệu phía Nam. Sau khoảng thời gian thực tập, cô gái ở lại tiếp tục làm công việc này.
Lý đang làm việc tại chốt đường sắt trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp. Cô gắn bó với nghề này được gần một năm.
Một tuần, cô gái 19 tuổi phải làm 3 buổi (12 tiếng) từ tối đến rạng sáng hôm sau. Cùng làm với cô tại khu vực này còn có 2 nhân viên nữ khác.
Lịch giờ tàu khách, tàu chở hàng, đầu máy chạy qua khu vực này đều được ghi chép chi tiết trong cuốn sổ. Đến giờ tàu chạy qua, chuông báo động được nhấn để người tham gia giao thông nhận biết tình hình.
Sau đó, Lý các đồng nghiệp chạy ra đường ray, canh thời gian tàu chạy để hạ thanh barie chặn dòng xe qua lại.
Mỗi giao lộ nơi đường sắt chạy ngang qua thường có 4 thanh barie, 2 nhân viên thay phiên nhau băng qua đường để hạ xuống.
Như nhiều người mới vào nghề, công việc chính của Lý vẫn là hạ thành barie xuống. Cô gái chia sẻ: "Việc này cũng không nặng nhọc lắm. Nếu phải đẩy cần chắn thì mới mệt. Tuy nhiên, nhiều lúc mình khá ức chế khi có người vẫn đòi qua đường bằng được dù đã hạ thanh chắn, có khi còn gây gổ với nhân viên".
Có lúc, Lý cũng thay kíp trưởng cầm đèn tín hiệu. Cô cho biết, đây là công việc quan trọng vì nếu cầm đèn sai sẽ ảnh hưởng đến đoàn tàu. Ngoài ra, nhiều khi kẹt xe, các cô gái cũng tham gia điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn khi tàu hỏa chạy qua.
Sau mỗi lần tàu chạy, Lý đều cẩn thận ghi chép lại lịch trình. Một đêm làm việc có khoảng 20 chuyến tàu. "Đó là còn chưa kể đầu máy, tàu chở hàng", Lý cho biết.
Khoảng thời gian giãn cách, Lý thường trò chuyện qua điện thoại với bạn bè. Nhiều người nhận xét cô gái 19 tuổi hồn nhiên, nhí nhảnh và hay cười.
Vì ban đêm không được ngủ, mọi người thường trò chuyện với nhau, đọc báo... để quên đi cơn buồn ngủ. "Lúc mới vào nghề, việc thức đêm rất khó, mình hay phải nhờ các chị gọi dậy làm việc", Lý chia sẻ.
Đến 4h30 sáng, Lý và đồng nghiệp làm thêm công việc nhặt rác, xúc đất ở quanh đường ray. Công việc này nguy hiểm vì phải làm giữa dòng xe cộ qua lại. Vì thế nên có lần Lý bị va chạm xe.
Công việc kéo dài đến khoảng 6h sáng và mọi người kết thúc ca làm việc ban đêm.
Mới vào nghề được gần 1 năm, Lý chia sẻ: "Mình thấy làm nghề này cũng không đến nỗi nặng nhọc nhưng phải thức đêm, làm đến 12 tiếng nên cũng mệt. Ngoài ra, thân con gái mà đi làm ban đêm cũng nguy hiểm như gặp trộm cướp, nghiện ngập. Nhiều nhân viên khi ra khỏi chốt làm nhiệm vụ mà quên khóa cửa là bị mất đồ ngay".
Hiện tại, Lý ở tại khu nhà dành cho nhân viên ngành đường sắt ở ga Sài Gòn. Do chưa có phương tiện đi lại, cô thường đi bộ 4 km để đi làm. "Mức lương của mình cũng không cao, hiện tại do còn nhỏ, ít chi tiêu nên thu nhập đủ xài", Lý chia sẻ.
Nguyễn Thị Lý (19 tuổi, quê Hà Tĩnh) đang là nhân viên gác chắn tàu hỏa. Học hết lớp 12, Lý xin học tại trường cao đẳng Nghề đường sắt - phân hiệu phía Nam. Sau khoảng thời gian thực tập, cô gái ở lại tiếp tục làm công việc này.
Lý đang làm việc tại chốt đường sắt trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp. Cô gắn bó với nghề này được gần một năm.
Một tuần, cô gái 19 tuổi phải làm 3 buổi (12 tiếng) từ tối đến rạng sáng hôm sau. Cùng làm với cô tại khu vực này còn có 2 nhân viên nữ khác.
Lịch giờ tàu khách, tàu chở hàng, đầu máy chạy qua khu vực này đều được ghi chép chi tiết trong cuốn sổ. Đến giờ tàu chạy qua, chuông báo động được nhấn để người tham gia giao thông nhận biết tình hình.
Sau đó, Lý các đồng nghiệp chạy ra đường ray, canh thời gian tàu chạy để hạ thanh barie chặn dòng xe qua lại.
Mỗi giao lộ nơi đường sắt chạy ngang qua thường có 4 thanh barie, 2 nhân viên thay phiên nhau băng qua đường để hạ xuống.
Như nhiều người mới vào nghề, công việc chính của Lý vẫn là hạ thành barie xuống. Cô gái chia sẻ: "Việc này cũng không nặng nhọc lắm. Nếu phải đẩy cần chắn thì mới mệt. Tuy nhiên, nhiều lúc mình khá ức chế khi có người vẫn đòi qua đường bằng được dù đã hạ thanh chắn, có khi còn gây gổ với nhân viên".
Có lúc, Lý cũng thay kíp trưởng cầm đèn tín hiệu. Cô cho biết, đây là công việc quan trọng vì nếu cầm đèn sai sẽ ảnh hưởng đến đoàn tàu. Ngoài ra, nhiều khi kẹt xe, các cô gái cũng tham gia điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn khi tàu hỏa chạy qua.
Sau mỗi lần tàu chạy, Lý đều cẩn thận ghi chép lại lịch trình. Một đêm làm việc có khoảng 20 chuyến tàu. "Đó là còn chưa kể đầu máy, tàu chở hàng", Lý cho biết.
Khoảng thời gian giãn cách, Lý thường trò chuyện qua điện thoại với bạn bè. Nhiều người nhận xét cô gái 19 tuổi hồn nhiên, nhí nhảnh và hay cười.
Vì ban đêm không được ngủ, mọi người thường trò chuyện với nhau, đọc báo... để quên đi cơn buồn ngủ. "Lúc mới vào nghề, việc thức đêm rất khó, mình hay phải nhờ các chị gọi dậy làm việc", Lý chia sẻ.
Đến 4h30 sáng, Lý và đồng nghiệp làm thêm công việc nhặt rác, xúc đất ở quanh đường ray. Công việc này nguy hiểm vì phải làm giữa dòng xe cộ qua lại. Vì thế nên có lần Lý bị va chạm xe.
Công việc kéo dài đến khoảng 6h sáng và mọi người kết thúc ca làm việc ban đêm.
Mới vào nghề được gần 1 năm, Lý chia sẻ: "Mình thấy làm nghề này cũng không đến nỗi nặng nhọc nhưng phải thức đêm, làm đến 12 tiếng nên cũng mệt. Ngoài ra, thân con gái mà đi làm ban đêm cũng nguy hiểm như gặp trộm cướp, nghiện ngập. Nhiều nhân viên khi ra khỏi chốt làm nhiệm vụ mà quên khóa cửa là bị mất đồ ngay".
Hiện tại, Lý ở tại khu nhà dành cho nhân viên ngành đường sắt ở ga Sài Gòn. Do chưa có phương tiện đi lại, cô thường đi bộ 4 km để đi làm. "Mức lương của mình cũng không cao, hiện tại do còn nhỏ, ít chi tiêu nên thu nhập đủ xài", Lý chia sẻ.