Bánh chưng ngày Tết - chuyện không của riêng ai bởi hầu hết các gia đình Việt đều giữ truyền thống tự gói và thưởng thức món ăn đặc trưng này. Tuy nhiên, vui vẻ luộc bánh chưng trước Tết, hạnh phúc nếm thử chiếc bánh chưng nhà làm vào những ngày đầu năm sẽ là một câu chuyện rất khác nếu sự việc này cứ liên tục tiếp diễn cả tháng trời. Mới đây, cô bạn Diệu Nhi (24 tuổi, Thái Bình) đã 'thay tiếng lòng' của không ít người khi lên tiếng 'kể khổ': 'Không biết ở đây có nhà ai như nhà ông nội em không. Mỗi một mùa Tết đi qua là ngập chìm trong bánh chưng. Bỏ thì thấy phí phạm, tiếc của. Mà ăn thì chán không tả nổi, lại còn béo như lợn nữa chứ.
Tính ra là sau 4 ngày thì dùng 12 cái bánh chưng. Năm nay thế là ít ấy. Mọi năm bét cũng phải 25 cái, để đến Rằm cả Thanh minh cúng nữa cơ'.Câu chuyện 'bội thực bánh chưng' và kể xấu ông nội 'chiếm dụng' tủ lạnh đựng chật kín toàn bánh là bánh này đã nhanh chóng thu hút gần 3.000 lượt thích, hàng trăm bình luận từ cộng đồng mạng chỉ sau vài giờ lên sóng.Cùng quan điểm với Diệu Nhi, không ít bạn trẻ cũng lên tiếng chia sẻ về nỗi ám ảnh ngày Tết mang tên bánh chưng này. Bạn trẻ có nickname Bùi Hồng Sơn cho biết: 'Tính tới thời điểm giờ thì ít nhất cũng qua 5 cái Tết liên tục mình chưa hề đụng đến một miếng bánh chưng'. Tuy nhiên, rất nhiều người lại tỏ ra yêu thích bánh chưng và còn 'mách nước' cho Nhi cách rán giòn để ăn mãi không ngán. 'Bọc kín bằng màng bọc thức ăn vào thì bánh không bị cứng khô nhé', 'Mỗi bữa làm 1-2 phần bánh, hôm rán hôm cho lò vi sóng quay nóng lên ăn. Ngon lắm. Bánh nhà làm thì lại càng chất lượng'… là những góp ý chân thành từ cộng đồng mạng.Và đương nhiên, câu chuyện ẩm thực này lại khiến nhiều bạn trẻ 'thèm thuồng' hương vị Tết vì không thể mang bánh chưng từ quê lên.
Một bạn có nickname Ngọc Nguyễn cho biết: 'Mình nghiện bánh chưng từ lớp 5. Mỗi mùa Tết là ăn hết tầm hơn chục cái, có khi thiếu phải đi xin hàng xóm, người thân. Nhà bạn để đông thế này uổng quá, cố chia nhau ăn hết đi không bỏ đi thì lãng phí lắm nhé. Hạt gạo là hạt ngọc trời mà'.Dẫu than thở thế nhưng Diệu Nhi cũng chia sẻ thêm: 'Ông mình hơn 90 tuổi rồi. Cả nhà giữ truyền thống gói bánh chưng từ lâu lắm rồi, lựa nguyên liệu ngon, sạch sẽ mà cẩn thận kỹ lưỡng lắm vì ai ai cũng thích Tết. Thường thì mỗi năm gia đình mình gói từ 20-30 cái bánh chưng, ăn cả tháng Tết. Bỏ đi thì tiếc của với tiếc công làm nên cả nhà cố ăn thôi, nhà đông con cháu nên chia mỗi người một ít. Ăn không kịp thì bỏ ngăn đá tủ lạnh rồi ăn dần như tình trạng hiện nay đấy'.Câu chuyện hài hước kể trên đã phản ánh tình trạng chung của không ít hộ gia đình, khi hết Tết vẫn luôn thừa rất nhiều bánh chưng. Nhưng có lẽ dù than thở thế, bất cứ ai cũng chẳng thể liệt bánh chưng vào danh sách đen bởi nó gắn liền với truyền thống, là món ăn tinh thần của cả một dân tộc từ bao đời nay.Mời quý độc giả xem video Bánh chưng rán - Nguồn: TastingVietNam
Bánh chưng ngày Tết - chuyện không của riêng ai bởi hầu hết các gia đình Việt đều giữ truyền thống tự gói và thưởng thức món ăn đặc trưng này. Tuy nhiên, vui vẻ luộc bánh chưng trước Tết, hạnh phúc nếm thử chiếc bánh chưng nhà làm vào những ngày đầu năm sẽ là một câu chuyện rất khác nếu sự việc này cứ liên tục tiếp diễn cả tháng trời. Mới đây, cô bạn Diệu Nhi (24 tuổi, Thái Bình) đã 'thay tiếng lòng' của không ít người khi lên tiếng 'kể khổ': 'Không biết ở đây có nhà ai như nhà ông nội em không. Mỗi một mùa Tết đi qua là ngập chìm trong bánh chưng. Bỏ thì thấy phí phạm, tiếc của. Mà ăn thì chán không tả nổi, lại còn béo như lợn nữa chứ.
Tính ra là sau 4 ngày thì dùng 12 cái bánh chưng. Năm nay thế là ít ấy. Mọi năm bét cũng phải 25 cái, để đến Rằm cả Thanh minh cúng nữa cơ'.
Câu chuyện 'bội thực bánh chưng' và kể xấu ông nội 'chiếm dụng' tủ lạnh đựng chật kín toàn bánh là bánh này đã nhanh chóng thu hút gần 3.000 lượt thích, hàng trăm bình luận từ cộng đồng mạng chỉ sau vài giờ lên sóng.
Cùng quan điểm với Diệu Nhi, không ít bạn trẻ cũng lên tiếng chia sẻ về nỗi ám ảnh ngày Tết mang tên bánh chưng này. Bạn trẻ có nickname Bùi Hồng Sơn cho biết: 'Tính tới thời điểm giờ thì ít nhất cũng qua 5 cái Tết liên tục mình chưa hề đụng đến một miếng bánh chưng'. Tuy nhiên, rất nhiều người lại tỏ ra yêu thích bánh chưng và còn 'mách nước' cho Nhi cách rán giòn để ăn mãi không ngán. 'Bọc kín bằng màng bọc thức ăn vào thì bánh không bị cứng khô nhé', 'Mỗi bữa làm 1-2 phần bánh, hôm rán hôm cho lò vi sóng quay nóng lên ăn. Ngon lắm. Bánh nhà làm thì lại càng chất lượng'… là những góp ý chân thành từ cộng đồng mạng.
Và đương nhiên, câu chuyện ẩm thực này lại khiến nhiều bạn trẻ 'thèm thuồng' hương vị Tết vì không thể mang bánh chưng từ quê lên.
Một bạn có nickname Ngọc Nguyễn cho biết: 'Mình nghiện bánh chưng từ lớp 5. Mỗi mùa Tết là ăn hết tầm hơn chục cái, có khi thiếu phải đi xin hàng xóm, người thân. Nhà bạn để đông thế này uổng quá, cố chia nhau ăn hết đi không bỏ đi thì lãng phí lắm nhé. Hạt gạo là hạt ngọc trời mà'.
Dẫu than thở thế nhưng Diệu Nhi cũng chia sẻ thêm: 'Ông mình hơn 90 tuổi rồi. Cả nhà giữ truyền thống gói bánh chưng từ lâu lắm rồi, lựa nguyên liệu ngon, sạch sẽ mà cẩn thận kỹ lưỡng lắm vì ai ai cũng thích Tết. Thường thì mỗi năm gia đình mình gói từ 20-30 cái bánh chưng, ăn cả tháng Tết. Bỏ đi thì tiếc của với tiếc công làm nên cả nhà cố ăn thôi, nhà đông con cháu nên chia mỗi người một ít. Ăn không kịp thì bỏ ngăn đá tủ lạnh rồi ăn dần như tình trạng hiện nay đấy'.
Câu chuyện hài hước kể trên đã phản ánh tình trạng chung của không ít hộ gia đình, khi hết Tết vẫn luôn thừa rất nhiều bánh chưng. Nhưng có lẽ dù than thở thế, bất cứ ai cũng chẳng thể liệt bánh chưng vào danh sách đen bởi nó gắn liền với truyền thống, là món ăn tinh thần của cả một dân tộc từ bao đời nay.
Mời quý độc giả xem video Bánh chưng rán - Nguồn: TastingVietNam