Chúng tôi tình cờ gặp được cậu bé cậu bé Hà Văn Nam vừa tròn 11 tuổi khi em đang làm việc trong một cơ sở sản xuất nhang nhỏ lẻ tại Dĩ An (Bình Dương). Giờ nghỉ trưa, mọi người ai nấy đều tìm chỗ ngả lưng, nhưng trong một khu xưởng sản xuất nhỏ, vẫn vang lên từng tiếng dập máy cắt nhang. Thấp thoáng bóng dáng của một người phụ nữ tầm năm mươi và một cậu bé chừng mười tuổi đang miệt mài chăm chỉ cho công việc. Thỉnh thoảng người phụ nữ lại cất tiếng” “Cắt sát vào con, coi chừng cái tay”.Hỏi ra mới biết, cậu bé 11 tuổi này có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương nên một mình “mò tìm” đến đây xin làm thuê. Nam quê ở tận huyện Tân Châu , tỉnh An Giang vừa theo ông bà nội lên Dĩ An được cách đây vài tuần.Cha mẹ Nam đã li hôn từ khi Nam được hơn 2 tháng tuổi, mẹ và cha đều có gia đình và cuộc sống riêng. Thương cháu, bà nội xin nhận cháu về nuôi cho đến nay. Ở quê, Nam cũng được đi học và học rất giỏi. Cuộc sống ở quê bấp bênh, nghèo khó nên ông bà Nam quyết định dọn lên Bình Dương mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo.Nhìn thấy cảnh ông nội ngày ngày đi bộ hàng chục cây số, dưới cái nóng khắc nghiệt, để bán từng tấm vé số mà nuôi đến 3 “miệng ăn”, ở nhà bà nội sức khỏe yếu, nhiều bệnh tật nên cũng chỉ ra vào lo chuyện bếp núc nên Nam quyết định xin theo ông bán vé số phụ. Thấy cháu nội vất vả mà xót lòng cùng nỗi sợ đường xá xa lạ, xe cộ đông đúc nên ông nội không để cháu theo.Nam tự xin vào một cơ sở làm nhang gần khu trọ để phụ việc. “Lúc đầu, mấy cô chú thấy con còn nhỏ, không dám nhận làm nhưng thấy con làm phụ được việc nên cho con theo học hỏi”- bé Nam bộc bạch. Mỗi ngày, bé Nam đều đặn đến nơi làm việc để theo các cô chú làm những việc đơn giản trong các công đoạn như cắt bỏ phần đuôi nhang, cắm nhang vào khay và mang đi phơi… “ Cứ tầm khoảng 9h mà không thấy nó đến là ai cũng hỏi thăm, sợ nó ốm bệnh hay sao mà chẳng thấy, thằng bé tuy nhỏ vậy mà rất ngoan và siêng chú ạ”- bà Tám, một người làm thuê chung bé Nam cười nói.Nhìn dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn và hăng say với công việc ai nấy cũng đều rất thương Nam. Cứ mỗi buổi trưa, đến giờ nghỉ Nam lại lục đục trên chiếc xe đạp nhỏ bé về nhà ăn cơm. Từ xưởng về nhà cũng chẳng xa lắm, chỉ khoảng hơn cây số rưỡi. “Ở nhà, ngày nào bà nội khỏe thì được bà đi chợ mua rau, cá nấu bữa cơm đạm bạc. Còn ngày hơi mệt thì chỉ có mì gói, bỏ bụng qua bữa đến chiều về thì mới có cơm”- cậu bé Hà Văn Nam tâm sự.Mỗi buổi trưa sau bữa ăn, Nam đều muốn bà Nội hát hoặc kể một chuyện cổ tích nghe rồi mới chịu nhắm mắt làm một giấc. Và cứ thế, xế chiều, đến cả xưởng làm nhang tư nhân ở con hẻm nhỏ này bỗng vui trở lại khi thấy dáng Nam thấp thoáng từ xa trên chiếc xe nhỏ nhắn. Tất cả các công việc ở nơi làm việc cũng khá đơn giản nên Nam đều có thể phụ giúp. Mỗi ngày, Nam được chủ sản xuất trả công từ 20 - 30 ngàn đồng được gọi là tiền “bánh kẹo” nhưng với Nam đó niềm vui, là sức lao động để phụ ông bà.Được hỏi về niềm mơ ước trong tương lai, bé Nam hồn nhiên chỉ mong ước kiếm được nhiều tiền để làm vốn lấy vé số bán phụ ông và được trở lại trường học. Bởi Nam cũng hiểu rằng, ở tuổi nhỏ như mình nếu làm công việc này mãi, tiếng đồn vang xa sẽ ảnh hưởng đến cô chú nơi làm việc. Nghe được tâm sự ước mơ về tương lai của cậu bé, mà tôi cũng đã ứa từng giọt nước mắt. Bởi nó quá giản đơn, mộc mạc nhưng lại thật cao thượng.Tạm biệt Nam, ngẫm lại, tôi cũng thấy ấm lòng cho giới trẻ hôm nay. Bởi ngoài những thanh niên suốt ngày bỏ đời vì tụ tập đua xe, những nam thanh nữ tú từng ngày bán thân cho ma túy. Hay những thiếu niên trộm cắp, "chôm chỉa" để thỏa mãn ham mê game - bên cạnh đó vẫn còn những em bé có nghị lực, biết chăm lo cho bản thân và gia đình như Nam. Cầu chúc cho cậu bé nghị lực có nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc hy sinh thầm lặng của mình, và mong rằng những đứa em của cậu sẽ được đến trường để viết tiếp ước mơ còn đang dang dở.
Chúng tôi tình cờ gặp được cậu bé cậu bé Hà Văn Nam vừa tròn 11 tuổi khi em đang làm việc trong một cơ sở sản xuất nhang nhỏ lẻ tại Dĩ An (Bình Dương). Giờ nghỉ trưa, mọi người ai nấy đều tìm chỗ ngả lưng, nhưng trong một khu xưởng sản xuất nhỏ, vẫn vang lên từng tiếng dập máy cắt nhang. Thấp thoáng bóng dáng của một người phụ nữ tầm năm mươi và một cậu bé chừng mười tuổi đang miệt mài chăm chỉ cho công việc. Thỉnh thoảng người phụ nữ lại cất tiếng” “Cắt sát vào con, coi chừng cái tay”.
Hỏi ra mới biết, cậu bé 11 tuổi này có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương nên một mình “mò tìm” đến đây xin làm thuê. Nam quê ở tận huyện Tân Châu , tỉnh An Giang vừa theo ông bà nội lên Dĩ An được cách đây vài tuần.
Cha mẹ Nam đã li hôn từ khi Nam được hơn 2 tháng tuổi, mẹ và cha đều có gia đình và cuộc sống riêng. Thương cháu, bà nội xin nhận cháu về nuôi cho đến nay. Ở quê, Nam cũng được đi học và học rất giỏi. Cuộc sống ở quê bấp bênh, nghèo khó nên ông bà Nam quyết định dọn lên Bình Dương mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo.
Nhìn thấy cảnh ông nội ngày ngày đi bộ hàng chục cây số, dưới cái nóng khắc nghiệt, để bán từng tấm vé số mà nuôi đến 3 “miệng ăn”, ở nhà bà nội sức khỏe yếu, nhiều bệnh tật nên cũng chỉ ra vào lo chuyện bếp núc nên Nam quyết định xin theo ông bán vé số phụ. Thấy cháu nội vất vả mà xót lòng cùng nỗi sợ đường xá xa lạ, xe cộ đông đúc nên ông nội không để cháu theo.
Nam tự xin vào một cơ sở làm nhang gần khu trọ để phụ việc. “Lúc đầu, mấy cô chú thấy con còn nhỏ, không dám nhận làm nhưng thấy con làm phụ được việc nên cho con theo học hỏi”- bé Nam bộc bạch. Mỗi ngày, bé Nam đều đặn đến nơi làm việc để theo các cô chú làm những việc đơn giản trong các công đoạn như cắt bỏ phần đuôi nhang, cắm nhang vào khay và mang đi phơi… “ Cứ tầm khoảng 9h mà không thấy nó đến là ai cũng hỏi thăm, sợ nó ốm bệnh hay sao mà chẳng thấy, thằng bé tuy nhỏ vậy mà rất ngoan và siêng chú ạ”- bà Tám, một người làm thuê chung bé Nam cười nói.
Nhìn dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn và hăng say với công việc ai nấy cũng đều rất thương Nam. Cứ mỗi buổi trưa, đến giờ nghỉ Nam lại lục đục trên chiếc xe đạp nhỏ bé về nhà ăn cơm. Từ xưởng về nhà cũng chẳng xa lắm, chỉ khoảng hơn cây số rưỡi. “Ở nhà, ngày nào bà nội khỏe thì được bà đi chợ mua rau, cá nấu bữa cơm đạm bạc. Còn ngày hơi mệt thì chỉ có mì gói, bỏ bụng qua bữa đến chiều về thì mới có cơm”- cậu bé Hà Văn Nam tâm sự.
Mỗi buổi trưa sau bữa ăn, Nam đều muốn bà Nội hát hoặc kể một chuyện cổ tích nghe rồi mới chịu nhắm mắt làm một giấc. Và cứ thế, xế chiều, đến cả xưởng làm nhang tư nhân ở con hẻm nhỏ này bỗng vui trở lại khi thấy dáng Nam thấp thoáng từ xa trên chiếc xe nhỏ nhắn. Tất cả các công việc ở nơi làm việc cũng khá đơn giản nên Nam đều có thể phụ giúp. Mỗi ngày, Nam được chủ sản xuất trả công từ 20 - 30 ngàn đồng được gọi là tiền “bánh kẹo” nhưng với Nam đó niềm vui, là sức lao động để phụ ông bà.
Được hỏi về niềm mơ ước trong tương lai, bé Nam hồn nhiên chỉ mong ước kiếm được nhiều tiền để làm vốn lấy vé số bán phụ ông và được trở lại trường học. Bởi Nam cũng hiểu rằng, ở tuổi nhỏ như mình nếu làm công việc này mãi, tiếng đồn vang xa sẽ ảnh hưởng đến cô chú nơi làm việc. Nghe được tâm sự ước mơ về tương lai của cậu bé, mà tôi cũng đã ứa từng giọt nước mắt. Bởi nó quá giản đơn, mộc mạc nhưng lại thật cao thượng.
Tạm biệt Nam, ngẫm lại, tôi cũng thấy ấm lòng cho giới trẻ hôm nay. Bởi ngoài những thanh niên suốt ngày bỏ đời vì tụ tập đua xe, những nam thanh nữ tú từng ngày bán thân cho ma túy. Hay những thiếu niên trộm cắp, "chôm chỉa" để thỏa mãn ham mê game - bên cạnh đó vẫn còn những em bé có nghị lực, biết chăm lo cho bản thân và gia đình như Nam. Cầu chúc cho cậu bé nghị lực có nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc hy sinh thầm lặng của mình, và mong rằng những đứa em của cậu sẽ được đến trường để viết tiếp ước mơ còn đang dang dở.