Theo quan niệm xưa, nghi thức trao nhau những phong bao lì xì màu đỏ với chữ hỉ được in ở phía ngoài trong lễ ăn hỏi một phần được xem như hình thức trao duyên, "giữ duyên" cho những người bưng, đỡ tráp; một phần cũng như là lời cám ơn hết sức ý nghĩa của cô dâu chú rể đối với đội "bê, đỡ" của hai nhà. Số tiền trong các bao lì xì trao duyên thường được hai gia đình thống nhất từ trước, ít hay nhiều tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên.Tuy nhiên, trên mạng xã hội Việt thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều câu chuyện các nam thanh, nữ tú đi bê, đỡ tráp phục vụ đám hỏi đã buộc phải nói lời cay đắng khi bị "chơi đểu" bởi "đối tác" nhà bên kia. Mới đây nhất, câu chuyện một chàng trai có nickname K.D lặn lội quãng đường hàng trăm km tới giúp cô dâu, chú rể nhưng sau đó lại chỉ nhận được bao lì xì bê tráp toàn lá cây bên trong khiến dân tình xôn xao bàn tán.Trên trang Facebook cá nhân của mình, K.D cho biết không định công khai chuyện này nhưng vì quá bức xúc khi lần đầu chàng trai này đi bê tráp đã nhận phải "trái đắng".Theo đó, từ 2h sáng K.D đã phải dậy sớm để theo xe từ Bắc Giang đến nhà cô dâu ở Thanh Hóa để giúp đỡ bê tráp."Bê tráp thì rõ là nặng, run hết cả tay, mồ hôi đầm đìa, đến lúc trao duyên cho bên nhà gái thế nào nó trao cho cái lì xì to đẹp lắm! Hí hửng đút túi. Đến lúc chúng nó về hết em mở ra nó như thế này đây! Toàn LÁ CÂY. Chỉ cần nhìn thôi đã thấy điên tiết lên rồi... Vừa mệt vừa run tay mà thế nào chúng nó còn làm như thế này với mình! Tay đã run rồi mà nó chơi quả như thế này nữa đàng ngậm ngùi làm vài cốc bia bức xúc thật", KD cho biết khá cay cú khi công sức của mình không được đền đáp xứng đáng.Trước câu chuyện bao lì xì bê tráp và thắc mắc của khổ chủ về việc liệu đây có phải là phong tục vùng miền hay không, đa phần cư dân mạng bày tỏ sự cảm thông với K.D, đồng thời cho rằng có thể anh chàng này không gặp may mắn khi gặp phải đội nữ bê tráp "lầy lội", tráo đổi ruột lì xì, chứ chẳng gia đình cô dâu chú rể nào họ lại làm chuyện như vậy cả.Dòng chia sẻ của K.D thậm chí còn khiến anh chàng bị cho là "vơ đũa cả nắm", khơi mào cho những bình luận phân biệt vùng miền khi không phải chỉ ở Thanh Hóa, mà trước đó ở các địa phương khác cũng từng có rất nhiều câu chuyện gây xôn xao cũng chỉ vì "phần ruột" của chiếc bao lì xì.Như câu chuyện xảy ra đầu tháng 1 vừa qua. Nhiều cư dân mạng được một phen xôn xao trước sự việc không ai nghĩ có thể xảy ra đó là đội bê tráp nữ trong một đám hỏi ở Yên Bái đã "rút lõi" phong bao lì xì đi một nửa, từ 100.000 đồng ban đầu xuống còn 50.000 đồng. Tuy nhiên, không những không xấu hổ về hành động này mà một cô gái trong số đội tráp nữ sau đó còn đăng lên Facebook khoe "chiến tích" của mình.Trước đó, một chàng trai khác cũng phải nói lời cay đắng khi nhận được một chiếc phong bao lì xì mà bên trong là "ba que xỏ lá" theo đúng nghĩa đen.Đa phần các bạn trẻ rơi vào tình huồng này đều cảm thấy bản thân không được tôn trọng và công sức mình bỏ ra đã là hoài phí.Những trò đùa ác ý của "đối tác" còn không chỉ khiến những người bê tráp cảm thấy vô cùng khó chịu, mà còn gia chủ bị mang tiếng xấu, nhất là sau khi những câu chuyện này bị đưa lên mạng.Vẫn biết số tiền trong các phong bao lì xì có thể không quan trọng, hạnh phúc của cô dâu, chú rể mới là điều cần được quan tâm nhất. Tuy nhiên chỉ một hành động nhỏ, không đúng mực của những người làm nhiệm vụ bê tráp cần phải bị nhắc nhở.Bởi nó không chỉ cho thấy sự thiếu tôn trọng, mà còn làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ về tục lệ đám cưới vô cùng ý nghĩa từ xưa tới nay của người Việt Nam. Ảnh: Facebook.
Theo quan niệm xưa, nghi thức trao nhau những phong bao lì xì màu đỏ với chữ hỉ được in ở phía ngoài trong lễ ăn hỏi một phần được xem như hình thức trao duyên, "giữ duyên" cho những người bưng, đỡ tráp; một phần cũng như là lời cám ơn hết sức ý nghĩa của cô dâu chú rể đối với đội "bê, đỡ" của hai nhà. Số tiền trong các bao lì xì trao duyên thường được hai gia đình thống nhất từ trước, ít hay nhiều tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội Việt thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều câu chuyện các nam thanh, nữ tú đi bê, đỡ tráp phục vụ đám hỏi đã buộc phải nói lời cay đắng khi bị "chơi đểu" bởi "đối tác" nhà bên kia. Mới đây nhất, câu chuyện một chàng trai có nickname K.D lặn lội quãng đường hàng trăm km tới giúp cô dâu, chú rể nhưng sau đó lại chỉ nhận được bao lì xì bê tráp toàn lá cây bên trong khiến dân tình xôn xao bàn tán.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, K.D cho biết không định công khai chuyện này nhưng vì quá bức xúc khi lần đầu chàng trai này đi bê tráp đã nhận phải "trái đắng".
Theo đó, từ 2h sáng K.D đã phải dậy sớm để theo xe từ Bắc Giang đến nhà cô dâu ở Thanh Hóa để giúp đỡ bê tráp.
"Bê tráp thì rõ là nặng, run hết cả tay, mồ hôi đầm đìa, đến lúc trao duyên cho bên nhà gái thế nào nó trao cho cái lì xì to đẹp lắm! Hí hửng đút túi. Đến lúc chúng nó về hết em mở ra nó như thế này đây! Toàn LÁ CÂY. Chỉ cần nhìn thôi đã thấy điên tiết lên rồi... Vừa mệt vừa run tay mà thế nào chúng nó còn làm như thế này với mình! Tay đã run rồi mà nó chơi quả như thế này nữa đàng ngậm ngùi làm vài cốc bia bức xúc thật", KD cho biết khá cay cú khi công sức của mình không được đền đáp xứng đáng.
Trước câu chuyện bao lì xì bê tráp và thắc mắc của khổ chủ về việc liệu đây có phải là phong tục vùng miền hay không, đa phần cư dân mạng bày tỏ sự cảm thông với K.D, đồng thời cho rằng có thể anh chàng này không gặp may mắn khi gặp phải đội nữ bê tráp "lầy lội", tráo đổi ruột lì xì, chứ chẳng gia đình cô dâu chú rể nào họ lại làm chuyện như vậy cả.
Dòng chia sẻ của K.D thậm chí còn khiến anh chàng bị cho là "vơ đũa cả nắm", khơi mào cho những bình luận phân biệt vùng miền khi không phải chỉ ở Thanh Hóa, mà trước đó ở các địa phương khác cũng từng có rất nhiều câu chuyện gây xôn xao cũng chỉ vì "phần ruột" của chiếc bao lì xì.
Như câu chuyện xảy ra đầu tháng 1 vừa qua. Nhiều cư dân mạng được một phen xôn xao trước sự việc không ai nghĩ có thể xảy ra đó là đội bê tráp nữ trong một đám hỏi ở Yên Bái đã "rút lõi" phong bao lì xì đi một nửa, từ 100.000 đồng ban đầu xuống còn 50.000 đồng. Tuy nhiên, không những không xấu hổ về hành động này mà một cô gái trong số đội tráp nữ sau đó còn đăng lên Facebook khoe "chiến tích" của mình.
Trước đó, một chàng trai khác cũng phải nói lời cay đắng khi nhận được một chiếc phong bao lì xì mà bên trong là "ba que xỏ lá" theo đúng nghĩa đen.
Đa phần các bạn trẻ rơi vào tình huồng này đều cảm thấy bản thân không được tôn trọng và công sức mình bỏ ra đã là hoài phí.
Những trò đùa ác ý của "đối tác" còn không chỉ khiến những người bê tráp cảm thấy vô cùng khó chịu, mà còn gia chủ bị mang tiếng xấu, nhất là sau khi những câu chuyện này bị đưa lên mạng.
Vẫn biết số tiền trong các phong bao lì xì có thể không quan trọng, hạnh phúc của cô dâu, chú rể mới là điều cần được quan tâm nhất. Tuy nhiên chỉ một hành động nhỏ, không đúng mực của những người làm nhiệm vụ bê tráp cần phải bị nhắc nhở.
Bởi nó không chỉ cho thấy sự thiếu tôn trọng, mà còn làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ về tục lệ đám cưới vô cùng ý nghĩa từ xưa tới nay của người Việt Nam. Ảnh: Facebook.