1. Trong "Cậu Bé Học Việc Và Thầy Trừ Tà" (The Sorcerer's Apprentice), nhân vật thầy phù thủy có tên là Yen Sid. Và nguồn gốc của tên này chính là... chữ Disney viết ngược lại.
2. Trong phần credit cuối phim "Frozen" có hiển thị dòng chữ thông báo về quan niệm "All men eat their own boogers" của nhân vật nam chính Kristoff (tạm dịch là: Ai cũng ăn rỉ mũi của chính mình) là quan niệm cá nhân của anh ấy, và The Walt Disney Company hay nhà làm phim. đều không đại diện cho tính chính xác của quan điểm này.
3. Nhân vật phản diện Sid trong "Toy Story" cũng xuất hiện trong phần 3 của bộ phim cùng tên, nhưng anh chàng này lại trở thành một nhân vật dọn rác phong cách và chỉ thoáng lướt qua màn hình chỉ vài giây.
4. Trong "The Jungle Book" (Cậu bé rừng xanh), bộ tứ kền kền thường xuất hiện trong phim đã được lấy cảm hứng tạo hình từ nhóm nhạc The Beatles huyền thoại. Ngoài ra, nhóm nhạc này cũng đã được Disney mời lồng tiếng cho các nhân vật kền kền trong phim nhưng lại không thể thực hiện do hai bên không thu xếp được thời gian.
5. Đây là bảng ghi chú của nhân vật Andy (Toy Story 3), và có ai nhận ra tấm bưu thiếp được gửi từ Carl và Ellie Fredricksen (trong phim hoạt hình Up) không? Có vẻ như cả hai bên đều đã quen biết nhau từ trước nhỉ.
6. Màn tốc váy kinh điển của nữ siêu sao Marilyn Monroe cũng đã được tái hiện trong MV Zero to Hero của phim Hercules.
7. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra hàng loạt các nhân vật Disney đời đầu đều mồ côi mẹ. Lí do cho việc này chính là ông Walt luôn cảm thấy hối hận và có lỗi trong cái chết của mẹ mình vào năm 1938. Được biết sau thành công vang dội của "Nàng Bạch Tuyết" (Snow White), Walt đã mua một căn nhà mới cho cha mẹ, tuy nhiên, do hệ thống lò sưởi trong nhà bị lỗi đã khiến bà Flora Disney hít phải khí độc carbon monoxide và qua đời.
8. Người lồng tiếng cho hai nhân vật Mickey và Minnie chính là đôi vợ chồng nghệ sĩ Wayne Allwine và Russi Taylor.
9. Trong các bộ phim hoạt hình đình đám của cả Disney và Pixar, số hiệu A113 luôn xuất hiện hầu hết trong phim bằng cách này hay cách khác.
Thật ra, A113 chính là số của một phòng tại Học viện Nghệ thuật California - nơi từng theo học của rất nhiều nghệ sĩ thiết kế của Disney và Pixar.
10. Nhân vật dị giáo trong "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà" (Hunchback of Notre Dame) cũng chính là nhân vật Jafar cải trang trong phim Aladdin
11. Để tiết kiệm kinh phí và thời gian, Disney thường "tái sử dụng" các nhân vật và hình ảnh cũ trong các phim khác. Và hiệu quả nhất của việc làm này chính là bộ phim Robin Hood đã hoàn thành với chi phí chỉ 1,5 triệu USD.
12. Trong Người đẹp và Quái vật (Beauty and the Beast), nhân vật Beast là sự kết hợp của 7 loài động vật khác nhau: bờm sư tử, đầu và râu trâu, lông mày gorilla, mắt người, răng nanh của lợn rừng, thân hình của gấu, chân và đuôi của sói. Ngoài ra, nhiều thông tin còn bật mí rằng: "Beast thực sự còn có mông cầu vồng nhưng điều này không ai biết rõ ràng ngoại trừ... Belle".
13. Tiếng gầm trong phim Vua sư tử (Lion King) thực ra lại là tiếng gầm của hổ, bởi vì tiếng gầm của chúa tể sơn lâm được cho là không đủ lớn và uy lực cần có.
14. Tạo hình của nhân vật Aladdin được lấy cảm hứng từ nam tài tử Tom Cruise. Và nhân vật nàng tiên cá Ariel được lấy cảm hứng tạo hình từ nữ diễn viên Alyssa Milano.
15. Trong quá trình lồng tiếng của nhân vật Boo trong "Công ty quái vật" (Monster. Inc), cô bé Mary Gibbs chỉ mới chập chững biết đi, thế nên việc thu âm đã khiến nhóm sản xuất rất vất vả. Sau cùng, các nhân viên sản xuất đã quyết định để cô bé chạy chơi tự do trong studio và thu lại tất cả nhưng câu bé Mary Gibbs nói, rồi cắt ghép lại và tạo ra lời thoại nhân vật.
16. Những bức tượng bán thân biết hát thể hiện ca khúc "I Won't Say I'm In Love" trong phim Aladdin cũng hoàn toàn trùng khớp với hình dáng của các bức tượng biết hát trong phim Dinh thự bị ám (Haunted Mansion).
17. Người bán rong trong Aladdin đã được Disney dự định sẽ tiết lộ thân thế vào cuối phim, nhưng lại không thực hiện được. Đó chính là lí do tại sao Robin William, người lồng tiếng cho nhân vật Thần đèn, cũng đảm nhận luôn việc lồng tiếng cho những người bán rong này. Và thêm một sự trùng hợp là cả Thần đèn và người bán rong đều chỉ có bốn ngón tay.
18. Hầu hết trong các phim của Pixar, các sản phẩm của Apple đều xuất hiện, kể cả trình duyệt Safari quen thuộc. Lí do đơn giản chỉ là Pixar chính là công ty của vị CEO thiên tài của Apple, Steve Jobs, sáng lập nên.
19. Chỉ với khung hình đơn giản này trong "Công chúa băng giá" (Frozen), phía làm phim phải mất đến 132 giờ đồng hồ để thực hiện hoàn chỉnh.
20. Trong một cảnh phim của "Chú chuột đầu bếp" (Ratatouille), bóng của chú chó Dug trong phim Up đã thoáng xuất hiện.
1. Trong "Cậu Bé Học Việc Và Thầy Trừ Tà" (The Sorcerer's Apprentice), nhân vật thầy phù thủy có tên là Yen Sid. Và nguồn gốc của tên này chính là... chữ Disney viết ngược lại.
2. Trong phần credit cuối phim "Frozen" có hiển thị dòng chữ thông báo về quan niệm "All men eat their own boogers" của nhân vật nam chính Kristoff (tạm dịch là: Ai cũng ăn rỉ mũi của chính mình) là quan niệm cá nhân của anh ấy, và The Walt Disney Company hay nhà làm phim. đều không đại diện cho tính chính xác của quan điểm này.
3. Nhân vật phản diện Sid trong "Toy Story" cũng xuất hiện trong phần 3 của bộ phim cùng tên, nhưng anh chàng này lại trở thành một nhân vật dọn rác phong cách và chỉ thoáng lướt qua màn hình chỉ vài giây.
4. Trong "The Jungle Book" (Cậu bé rừng xanh), bộ tứ kền kền thường xuất hiện trong phim đã được lấy cảm hứng tạo hình từ nhóm nhạc The Beatles huyền thoại. Ngoài ra, nhóm nhạc này cũng đã được Disney mời lồng tiếng cho các nhân vật kền kền trong phim nhưng lại không thể thực hiện do hai bên không thu xếp được thời gian.
5. Đây là bảng ghi chú của nhân vật Andy (Toy Story 3), và có ai nhận ra tấm bưu thiếp được gửi từ Carl và Ellie Fredricksen (trong phim hoạt hình Up) không? Có vẻ như cả hai bên đều đã quen biết nhau từ trước nhỉ.
6. Màn tốc váy kinh điển của nữ siêu sao Marilyn Monroe cũng đã được tái hiện trong MV Zero to Hero của phim Hercules.
7. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra hàng loạt các nhân vật Disney đời đầu đều mồ côi mẹ. Lí do cho việc này chính là ông Walt luôn cảm thấy hối hận và có lỗi trong cái chết của mẹ mình vào năm 1938. Được biết sau thành công vang dội của "Nàng Bạch Tuyết" (Snow White), Walt đã mua một căn nhà mới cho cha mẹ, tuy nhiên, do hệ thống lò sưởi trong nhà bị lỗi đã khiến bà Flora Disney hít phải khí độc carbon monoxide và qua đời.
8. Người lồng tiếng cho hai nhân vật Mickey và Minnie chính là đôi vợ chồng nghệ sĩ Wayne Allwine và Russi Taylor.
9. Trong các bộ phim hoạt hình đình đám của cả Disney và Pixar, số hiệu A113 luôn xuất hiện hầu hết trong phim bằng cách này hay cách khác.
Thật ra, A113 chính là số của một phòng tại Học viện Nghệ thuật California - nơi từng theo học của rất nhiều nghệ sĩ thiết kế của Disney và Pixar.
10. Nhân vật dị giáo trong "Thằng gù Nhà thờ Đức Bà" (Hunchback of Notre Dame) cũng chính là nhân vật Jafar cải trang trong phim Aladdin
11. Để tiết kiệm kinh phí và thời gian, Disney thường "tái sử dụng" các nhân vật và hình ảnh cũ trong các phim khác. Và hiệu quả nhất của việc làm này chính là bộ phim Robin Hood đã hoàn thành với chi phí chỉ 1,5 triệu USD.
12. Trong Người đẹp và Quái vật (Beauty and the Beast), nhân vật Beast là sự kết hợp của 7 loài động vật khác nhau: bờm sư tử, đầu và râu trâu, lông mày gorilla, mắt người, răng nanh của lợn rừng, thân hình của gấu, chân và đuôi của sói. Ngoài ra, nhiều thông tin còn bật mí rằng: "Beast thực sự còn có mông cầu vồng nhưng điều này không ai biết rõ ràng ngoại trừ... Belle".
13. Tiếng gầm trong phim Vua sư tử (Lion King) thực ra lại là tiếng gầm của hổ, bởi vì tiếng gầm của chúa tể sơn lâm được cho là không đủ lớn và uy lực cần có.
14. Tạo hình của nhân vật Aladdin được lấy cảm hứng từ nam tài tử Tom Cruise. Và nhân vật nàng tiên cá Ariel được lấy cảm hứng tạo hình từ nữ diễn viên Alyssa Milano.
15. Trong quá trình lồng tiếng của nhân vật Boo trong "Công ty quái vật" (Monster. Inc), cô bé Mary Gibbs chỉ mới chập chững biết đi, thế nên việc thu âm đã khiến nhóm sản xuất rất vất vả. Sau cùng, các nhân viên sản xuất đã quyết định để cô bé chạy chơi tự do trong studio và thu lại tất cả nhưng câu bé Mary Gibbs nói, rồi cắt ghép lại và tạo ra lời thoại nhân vật.
16. Những bức tượng bán thân biết hát thể hiện ca khúc "I Won't Say I'm In Love" trong phim Aladdin cũng hoàn toàn trùng khớp với hình dáng của các bức tượng biết hát trong phim Dinh thự bị ám (Haunted Mansion).
17. Người bán rong trong Aladdin đã được Disney dự định sẽ tiết lộ thân thế vào cuối phim, nhưng lại không thực hiện được. Đó chính là lí do tại sao Robin William, người lồng tiếng cho nhân vật Thần đèn, cũng đảm nhận luôn việc lồng tiếng cho những người bán rong này. Và thêm một sự trùng hợp là cả Thần đèn và người bán rong đều chỉ có bốn ngón tay.
18. Hầu hết trong các phim của Pixar, các sản phẩm của Apple đều xuất hiện, kể cả trình duyệt Safari quen thuộc. Lí do đơn giản chỉ là Pixar chính là công ty của vị CEO thiên tài của Apple, Steve Jobs, sáng lập nên.
19. Chỉ với khung hình đơn giản này trong "Công chúa băng giá" (Frozen), phía làm phim phải mất đến 132 giờ đồng hồ để thực hiện hoàn chỉnh.
20. Trong một cảnh phim của "Chú chuột đầu bếp" (Ratatouille), bóng của chú chó Dug trong phim Up đã thoáng xuất hiện.