Xa quê hương bao năm, vợ chồng anh Minh Đức đã tự tạo dựng cho mình khu vườn ngập tràn rau trái Việt ở nơi “đất khách quê người” cho nguôi nỗi nhớ nhà. Được biết, anh Minh Đức và gia đình sống ở thành phố Frankfurt am Main, Đức đã được 30 năm.Theo anh Đức, diện tích vườn rau của anh cả trước và sau nhà rộng khoảng 20-25m2, vì không có nhiều diện tích nên anh tận dụng những chỗ trống xung quanh nhà để trồng. Ban đầu anh chỉ nghĩ trồng rau cho vui tuổi già, nguôi nỗi nhớ quê và có chút rau cho gia đình, thế nhưng, bây giờ, trồng rau lại trở thành niềm đam mê, sở thích mỗi ngày của vợ chồng anh.“Đến bây giờ, sau bao nhiêu năm vất vả bộn bề, tôi lại thích ăn đồ Việt Nam và quyết định trồng những luống rau Việt Nam cho nguôi nỗi nhớ quê hương”, anh Minh Đức chia sẻ.”Ngày nào không ra vườn chăm sóc những luống rau mình trồng là ngày đó anh Đức bứt dứt, cuồng chân tay. Thế nhưng để có được khu vườn nhỏ xinh này là cả một thời gian dài vợ chồng anh vất vả vun trồng.Anh Đức chia sẻ, ở Đức thứ gì cũng đắt đỏ, ngay cả việc bỏ đất cũ, cho đất mới vào trồng cây tiền công cũng cao ngất ngưởng, lên đến 2000 Euro (khoảng 52 triệu đồng) nên vợ chồng anh đã tự tay làm tất cả. Không những vậy, anh còn mua gỗ về rồi tự làm giàn để cho cây leo.“Người Đức họ lấy công cao lắm, đổ đất cũ đi cũng phải trả công, không những vậy còn phải trả công cho cả nơi đổ nữa. Khi ấy họ đòi công bỏ đất cũ và cho đất trồng cây vào là 2000 Euro, thấy nhiều tiền quá hai vợ chồng tôi lại tự làm lấy"..."Từ năm 2007, cả 2 vợ chồng bắt đầu xử lý khu đất. Cả ngày đi làm về hoặc chủ nhật là hai vợ chồng tôi lại tự đào đất cho vào bao rồi chở ra bãi. Cứ vậy, cả mấy tháng trời sau đó, 2 vợ chồng lại đi mua đất trồng cây. Tuy mệt nhưng rất vui, mặc dù nhiều lúc đi làm về muộn vẫn cố gắng để tưới cho cây”, anh Đức kể.Mặc dù khu vườn nhỏ nhưng anh Đức vẫn trồng đủ loại rau sạch cung cấp cho cả gia đình . Hiện nay anh đang trồng bí, mướp, mướp đắng, su su, rau cải, rau muống, mồng tơi, ớt và các loại rau thơm đặc trưng của Việt Nam, thậm chí còn trồng cây mơ. Ở Đức, thời tiết khắc nghiệt nên anh chỉ trồng được cây vào mùa hè, còn mùa lạnh, anh thường gieo cây ở trong nhà.Là người con xa quê lâu năm, đối với anh Đức, dù ở xa nhưng mảnh vườn nhỏ này đã phần nào giúp anh nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Khu vườn không chỉ là nơi giúp anh chị tìm niềm vui, thưởng không khí trong xanh Việt Nam ở xứ người mà còn giúp quảng bá, giới thiệu về Việt Nam mỗi lần bạn bè đến chơi nhà."Niềm vui tuổi già của tôi có lẽ là mỗi ngày được nhìn cây cối xanh tốt."“Khu vườn khiến tôi cảm nhận không khí quê hương đang ở ngay gần mình, cứ như tôi đang sống ở quê vậy. Những ngày cuối tuần, nhà tôi lại trở thành địa điểm lý tưởng để tụ họp, thoải mái nấu nướng ngoài trời. Tôi lại có dịp giới thiệu về Việt Nam qua những loại rau mình trồng trong vườn. Và được ngắm những cảnh như ở quê hương tại khu vườn này, ai cũng vui khiến chủ nhà như tôi lại có thêm động lực hơn”, anh Đức tâm sự.Khu vườn không chỉ là nơi vợ chồng anh Đức vui hưởng khi về già mà còn là nơi bạn bè anh tụ tập, hàn huyên tâm sự.
Xa quê hương bao năm, vợ chồng anh Minh Đức đã tự tạo dựng cho mình khu vườn ngập tràn rau trái Việt ở nơi “đất khách quê người” cho nguôi nỗi nhớ nhà. Được biết, anh Minh Đức và gia đình sống ở thành phố Frankfurt am Main, Đức đã được 30 năm.
Theo anh Đức, diện tích vườn rau của anh cả trước và sau nhà rộng khoảng 20-25m2, vì không có nhiều diện tích nên anh tận dụng những chỗ trống xung quanh nhà để trồng. Ban đầu anh chỉ nghĩ trồng rau cho vui tuổi già, nguôi nỗi nhớ quê và có chút rau cho gia đình, thế nhưng, bây giờ, trồng rau lại trở thành niềm đam mê, sở thích mỗi ngày của vợ chồng anh.
“Đến bây giờ, sau bao nhiêu năm vất vả bộn bề, tôi lại thích ăn đồ Việt Nam và quyết định trồng những luống rau Việt Nam cho nguôi nỗi nhớ quê hương”, anh Minh Đức chia sẻ.”
Ngày nào không ra vườn chăm sóc những luống rau mình trồng là ngày đó anh Đức bứt dứt, cuồng chân tay. Thế nhưng để có được khu vườn nhỏ xinh này là cả một thời gian dài vợ chồng anh vất vả vun trồng.
Anh Đức chia sẻ, ở Đức thứ gì cũng đắt đỏ, ngay cả việc bỏ đất cũ, cho đất mới vào trồng cây tiền công cũng cao ngất ngưởng, lên đến 2000 Euro (khoảng 52 triệu đồng) nên vợ chồng anh đã tự tay làm tất cả. Không những vậy, anh còn mua gỗ về rồi tự làm giàn để cho cây leo.
“Người Đức họ lấy công cao lắm, đổ đất cũ đi cũng phải trả công, không những vậy còn phải trả công cho cả nơi đổ nữa. Khi ấy họ đòi công bỏ đất cũ và cho đất trồng cây vào là 2000 Euro, thấy nhiều tiền quá hai vợ chồng tôi lại tự làm lấy"...
"Từ năm 2007, cả 2 vợ chồng bắt đầu xử lý khu đất. Cả ngày đi làm về hoặc chủ nhật là hai vợ chồng tôi lại tự đào đất cho vào bao rồi chở ra bãi. Cứ vậy, cả mấy tháng trời sau đó, 2 vợ chồng lại đi mua đất trồng cây. Tuy mệt nhưng rất vui, mặc dù nhiều lúc đi làm về muộn vẫn cố gắng để tưới cho cây”, anh Đức kể.
Mặc dù khu vườn nhỏ nhưng anh Đức vẫn trồng đủ loại rau sạch cung cấp cho cả gia đình . Hiện nay anh đang trồng bí, mướp, mướp đắng, su su, rau cải, rau muống, mồng tơi, ớt và các loại rau thơm đặc trưng của Việt Nam, thậm chí còn trồng cây mơ. Ở Đức, thời tiết khắc nghiệt nên anh chỉ trồng được cây vào mùa hè, còn mùa lạnh, anh thường gieo cây ở trong nhà.
Là người con xa quê lâu năm, đối với anh Đức, dù ở xa nhưng mảnh vườn nhỏ này đã phần nào giúp anh nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Khu vườn không chỉ là nơi giúp anh chị tìm niềm vui, thưởng không khí trong xanh Việt Nam ở xứ người mà còn giúp quảng bá, giới thiệu về Việt Nam mỗi lần bạn bè đến chơi nhà.
"Niềm vui tuổi già của tôi có lẽ là mỗi ngày được nhìn cây cối xanh tốt."
“Khu vườn khiến tôi cảm nhận không khí quê hương đang ở ngay gần mình, cứ như tôi đang sống ở quê vậy. Những ngày cuối tuần, nhà tôi lại trở thành địa điểm lý tưởng để tụ họp, thoải mái nấu nướng ngoài trời. Tôi lại có dịp giới thiệu về Việt Nam qua những loại rau mình trồng trong vườn. Và được ngắm những cảnh như ở quê hương tại khu vườn này, ai cũng vui khiến chủ nhà như tôi lại có thêm động lực hơn”, anh Đức tâm sự.
Khu vườn không chỉ là nơi vợ chồng anh Đức vui hưởng khi về già mà còn là nơi bạn bè anh tụ tập, hàn huyên tâm sự.